Băng trên đỉnh núi cao nhất thế giới Everest đang tan chảy nhanh chóng

Ngay cả nóc nhà của thế giới cũng phải đối diện với tình trạng băng tan không thể kiểm soát và điều này quả thực rất đáng lo ngại.
Băng trên đỉnh núi cao nhất thế giới Everest đang tan chảy nhanh chóng
Một nghiên cứu mới do Đại học Maine dẫn đầu đã phát hiện ra sự tan chảy của băng do biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến ngay cả những đỉnh núi cao nhất thế giới như Everest.
Theo dữ liệu từ lõi băng và các trạm thời tiết tự động cao nhất thế giới, tốc độ mỏng đi của lớp băng trên đỉnh Everest ước tính đang đạt xấp xỉ 2 mét nước/năm. Nguyên nhân vì băng trên đỉnh núi đang dần tan chảy và chuyển từ băng tuyết thành đá, đồng thời mất đi khả năng phản xạ bức xạ năng lượng Mặt trời.
Đồng tác giả nghiên cứu Paul Andrew Mayewski, nhà băng học tại Đại học Maine cho biết, nghiên cứu này trả lời một trong những câu hỏi lớn đặt ra từ sau Cuộc thám hiểm NGS/Rolex lên đỉnh Everest 2019, đó là liệu các sông băng cao nhất trên hành tinh có bị tác động bởi biến đổi khí hậu do con người gây ra hay không.
Câu trả lời và quá trình đó đã bắt đầu xảy ra từ cuối những năm 1990 tới nay.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng, khi băng ở sông băng Nam Col Glacier lộ ra thường xuyên thì khoảng 55 mét sông băng đã bị bào đi trong 1/4 thế kỷ. Như vậy trong những thập kỷ qua, sông băng mất băng nhanh hơn 80 lần so với gần 2.000 năm nó hình thành trên bề mặt.
Băng trên đỉnh núi cao nhất thế giới Everest đang tan chảy nhanh chóng
Rất có thể, khối lượng băng bề mặt sẽ mất ngày càng nhiều hơn và đánh dấu sự chuyển đổi từ lớp băng tuyết vĩnh cửu sang lớp băng bao phủ phần lớn do biến đổi khí hậu gây ra vào những năm 1950 và gia tăng kể từ cuối những năm 1990.
Mô phỏng từ mô hình đã chỉ ra rằng sự cô lập của sông băng đồng nghĩa với sự sụt giảm (mất khối lượng bề mặt do tan chảy hoặc hóa hơi) có thể tăng tốc một khi tuyết phủ nhường chỗ cho đá. Trong khi nhiệt độ tăng gây ra phần lớn sự thăng hoa, gió mạnh hơn và độ ẩm tương đối giảm cũng đóng vai trò quan trọng.
Tác giả chính của nghiên cứu Mariusz Potocki, một nghiên cứu sinh về Glaciochemistry tại Đại học Maine cho biết: “Các dự đoán về khí hậu trên dãy Himalaya cho thấy tình trạng ấm lên tiếp tục tăng và sự sụt giảm khối lượng sông băng vẫn tiếp diễn, thậm chí đỉnh Everest cũng đang bị ảnh hưởng bởi hiện tượng nóng lên toàn cầu”.
Những phát hiện này càng làm nổi bật sự cân bằng quan trọng của các bề mặt có băng tuyết bao phủ. Nhưng thực tế đáng buồn là nhiều sông băng đang tan chảy nhanh chóng và các lớp tuyết phủ đang biến mất dần do quá trình thăng hoa, chuyển từ trạng thái rắn sang trạng thái hơi.
Nhóm tác giả kết luận: “Sông băng cao nhất của Everest đóng vai trò như một trạm canh gác cho sự cân bằng mong manh này và đã chứng minh ngay cả mái nhà của Trái đất cũng bị tác động bởi sự ấm lên toàn cầu”.
Nghiên cứu đã được công bố trên Nature Portfolio Journal: Climate and Atmospheric Science mới đây.
Nguồn: Earth
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top