Homelander The Seven
I will laser every f****** one of you!
Sony Group vừa công bố kết quả kinh doanh quý 2 (tháng 7-9/2024) vượt xa kỳ vọng của các nhà phân tích, đặc biệt nhờ sự tăng trưởng mạnh mẽ của mảng kinh doanh trò chơi điện tử. Công ty cũng nâng cao dự báo doanh thu cả năm tài chính 2025 lên 12,7 nghìn tỷ yên (khoảng 83,2 tỷ USD), so với dự báo trước đó là 12,6 nghìn tỷ yên. Lợi nhuận hoạt động cả năm dự kiến đạt 1,3 nghìn tỷ yên đạt tỷ suất khoảng hơn 10%.
Sony ghi nhận doanh thu quý 2 đạt 2,91 nghìn tỷ yên (19 tỷ USD), gần như không đổi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng tăng vọt 75% lên 3,39 nghìn tỷ yên (2,21 tỷ USD). Lợi nhuận hoạt động tăng 73%, đạt 455,08 tỷ yên (2,98 tỷ USD), vượt xa dự đoán trung bình 335,3 tỷ yên của các nhà phân tích.
Đây là mảng kinh doanh đóng góp lớn vào thành công của Sony trong quý vừa qua. Doanh thu đạt 1 nghìn tỷ yên (6,99 tỷ USD), tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận hoạt động đạt 139 tỷ yên (908 triệu USD).
Mảng trò chơi Sony duy trì đà tăng trưởng tốt nhờ doanh số bán hàng trò chơi kỹ thuật số và dịch vụ đăng ký PlayStation Plus. Tuy nhiên, doanh số phần cứng khá ảm đạm do thị trường console yếu kém, thiếu vắng các tựa game AAA đình đám. Sony đã bán được 3,8 triệu máy PlayStation 5 trong quý, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số phần mềm trò chơi tăng 28% đạt 612,3 triệu yên.
Việc ra mắt PlayStation 5 Pro với card đồ họa cải tiến, hỗ trợ AI nâng cao đồ họa và khả năng render nhanh hơn, được kỳ vọng thúc đẩy sự quan tâm của người dùng, đặc biệt là với sự ra mắt năm sau của Grand Theft Auto VI.
Doanh thu mảng điện ảnh đạt 2,38 tỷ USD, lợi nhuận hoạt động 124 triệu USD. Mặc dù tăng so với quý trước, nhưng doanh thu và lợi nhuận hoạt động đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái (lợi nhuận hoạt động quý 2/2023 là 204 triệu USD). Nguyên nhân do doanh số phim truyền hình giảm do cuộc đình công kép ở Hollywood năm 2023, cùng với chi phí sản xuất và tiếp thị cao hơn tại thị trường Ấn Độ.
Trong quý 2 tài khóa vừa qua, Sony phát hành 5 phim điện ảnh, nhưng chỉ có "It Ends With Us" đạt doanh thu đáng kể (349,2 triệu USD toàn cầu). "Venom: The Last Dance" phát hành tháng 10 đạt 317 triệu USD toàn cầu nhưng sẽ được tính vào báo cáo quý tiếp theo. Sau đó là "Kraven the Hunter" dự kiến ra mắt vào tháng 12.
Doanh thu mảng âm nhạc đạt 448 tỷ yên (2,92 tỷ USD), tăng so với 409 tỷ yên cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hoạt động cũng tăng lên 90,4 tỷ yên (590 triệu USD). Doanh số tăng trưởng nhờ nhiều sự kiện âm nhạc trực tiếp, bán hàng hóa ăn theo, thu âm và xuất bản âm nhạc, cùng với nguồn thu cao hơn từ hình thức streaming. Các nghệ sĩ hàng đầu trong quý bao gồm SZA, David Gilmour và Travis Scott.
Sony được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ việc ra mắt Nintendo Switch thế hệ mới và Grand Theft Auto VI. “Những tựa game nổi tiếng như Wukong đã mang lại kết quả tốt,” Masahiro Wakasugi của Bloomberg nhận định. “Mảng trò chơi đang bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu cảm biến hình ảnh ở Bắc Mỹ, trong khi mảng kinh doanh âm nhạc vẫn có tiềm năng tăng trưởng.”
Sony cũng được hưởng lợi từ sự phổ biến của các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify. Mảng trò chơi di động và sản xuất anime cũng ngày càng phổ biến hơn bên ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên, lợi nhuận từ console bị ảnh hưởng do nhiều trò chơi của Sony có mặt trên các nền tảng khác như PC.
Với "Tầm nhìn Giải trí Sáng tạo" được công bố trong báo cáo doanh nghiệp năm 2024, Sony đang chuyển từ việc mang lại "kando" (niềm vui) bằng phần cứng sang sáng tạo nội dung. Ví dụ với anime, Sony đang tối đa hóa giá trị IP bằng cách khai thác mạnh mẽ hơn những đơn vị khác nhau của mình, từ Aniplex (sản xuất) đến Crunchyroll (phát trực tuyến).
Sony ghi nhận doanh thu quý 2 đạt 2,91 nghìn tỷ yên (19 tỷ USD), gần như không đổi so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lợi nhuận ròng tăng vọt 75% lên 3,39 nghìn tỷ yên (2,21 tỷ USD). Lợi nhuận hoạt động tăng 73%, đạt 455,08 tỷ yên (2,98 tỷ USD), vượt xa dự đoán trung bình 335,3 tỷ yên của các nhà phân tích.
Mảng trò chơi và dịch vụ mạng
Đây là mảng kinh doanh đóng góp lớn vào thành công của Sony trong quý vừa qua. Doanh thu đạt 1 nghìn tỷ yên (6,99 tỷ USD), tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận hoạt động đạt 139 tỷ yên (908 triệu USD).
Mảng trò chơi Sony duy trì đà tăng trưởng tốt nhờ doanh số bán hàng trò chơi kỹ thuật số và dịch vụ đăng ký PlayStation Plus. Tuy nhiên, doanh số phần cứng khá ảm đạm do thị trường console yếu kém, thiếu vắng các tựa game AAA đình đám. Sony đã bán được 3,8 triệu máy PlayStation 5 trong quý, giảm 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số phần mềm trò chơi tăng 28% đạt 612,3 triệu yên.
Việc ra mắt PlayStation 5 Pro với card đồ họa cải tiến, hỗ trợ AI nâng cao đồ họa và khả năng render nhanh hơn, được kỳ vọng thúc đẩy sự quan tâm của người dùng, đặc biệt là với sự ra mắt năm sau của Grand Theft Auto VI.
Mảng điện ảnh
Doanh thu mảng điện ảnh đạt 2,38 tỷ USD, lợi nhuận hoạt động 124 triệu USD. Mặc dù tăng so với quý trước, nhưng doanh thu và lợi nhuận hoạt động đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái (lợi nhuận hoạt động quý 2/2023 là 204 triệu USD). Nguyên nhân do doanh số phim truyền hình giảm do cuộc đình công kép ở Hollywood năm 2023, cùng với chi phí sản xuất và tiếp thị cao hơn tại thị trường Ấn Độ.
Trong quý 2 tài khóa vừa qua, Sony phát hành 5 phim điện ảnh, nhưng chỉ có "It Ends With Us" đạt doanh thu đáng kể (349,2 triệu USD toàn cầu). "Venom: The Last Dance" phát hành tháng 10 đạt 317 triệu USD toàn cầu nhưng sẽ được tính vào báo cáo quý tiếp theo. Sau đó là "Kraven the Hunter" dự kiến ra mắt vào tháng 12.
Mảng âm nhạc
Doanh thu mảng âm nhạc đạt 448 tỷ yên (2,92 tỷ USD), tăng so với 409 tỷ yên cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận hoạt động cũng tăng lên 90,4 tỷ yên (590 triệu USD). Doanh số tăng trưởng nhờ nhiều sự kiện âm nhạc trực tiếp, bán hàng hóa ăn theo, thu âm và xuất bản âm nhạc, cùng với nguồn thu cao hơn từ hình thức streaming. Các nghệ sĩ hàng đầu trong quý bao gồm SZA, David Gilmour và Travis Scott.
Triển vọng kinh doanh
Sony được kỳ vọng sẽ hưởng lợi từ việc ra mắt Nintendo Switch thế hệ mới và Grand Theft Auto VI. “Những tựa game nổi tiếng như Wukong đã mang lại kết quả tốt,” Masahiro Wakasugi của Bloomberg nhận định. “Mảng trò chơi đang bù đắp cho sự sụt giảm nhu cầu cảm biến hình ảnh ở Bắc Mỹ, trong khi mảng kinh doanh âm nhạc vẫn có tiềm năng tăng trưởng.”
Sony cũng được hưởng lợi từ sự phổ biến của các dịch vụ phát trực tuyến như Spotify. Mảng trò chơi di động và sản xuất anime cũng ngày càng phổ biến hơn bên ngoài Nhật Bản. Tuy nhiên, lợi nhuận từ console bị ảnh hưởng do nhiều trò chơi của Sony có mặt trên các nền tảng khác như PC.
Với "Tầm nhìn Giải trí Sáng tạo" được công bố trong báo cáo doanh nghiệp năm 2024, Sony đang chuyển từ việc mang lại "kando" (niềm vui) bằng phần cứng sang sáng tạo nội dung. Ví dụ với anime, Sony đang tối đa hóa giá trị IP bằng cách khai thác mạnh mẽ hơn những đơn vị khác nhau của mình, từ Aniplex (sản xuất) đến Crunchyroll (phát trực tuyến).