Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn

Anh em hẳn đã nghe nhiều về thời kì khốn khó khi mới chập chững kinh doanh của các doanh nghiệp lớn. Rất nhiều trường hợp, trước khi trở thành 1 ông lớn nổi tiếng toàn cầu, phổ biến khắp hang cùng ngõ hẻm, họ chật vật tạo ra những sản phẩm đầu tay có khi còn không sử dụng được, hoặc ít liên quan tới lĩnh vực mà sau này sẽ ghi danh.
Hãy thử cùng mình xem lại 1 số cái tên lớn sau đây đã tạo ra thứ gì đầu tiên khi còn chật vật khởi nghiệp.

Nồi cơm điện của Sony​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Sau chiến tranh thế giới thứ 2, hai nhà sáng lập Sony là Masaru Ibuka và Akio Morita đã tập hợp 1 nhóm kĩ sư lại để thành lập công ty với số vốn 500 USD. Họ muốn tạo ra 1 sản phẩm đầu tay phục vụ các hộ gia đình xung quanh đó, vốn đang có điều kiện sống rất khó khăn.
Nhìn vào hình bạn cũng có thể thấy được, chiếc nồi này rất thô sơ khi chỉ là 1 thùng gỗ, có điện cực gắn ở đáy. Hiển nhiên là nó thất bại nặng nề, nấu cơm bị nhão nhoét hoặc sống dở, không ăn được. Hiện nay, bạn chỉ có thể chiêm ngưỡng "kiệt tác" này ở bảo tàng lịch sử Sony.
Trong khi đó, Sony đã trở thành 1 tập đoàn giải trí và điện tử toàn cầu. Sản phẩm của họ hiện diện ở khắp nơi, trải dài từ game, phim, nhạc, anime cho tới các thiết bị điện tử như TV, tai nghe, điện thoại, camera. Chưa kể, Sony còn cung cấp nhiều giải pháp và công cụ làm việc trong lĩnh vực phát thanh truyền hình.

Nokia làm giấy vệ sinh

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Nhắc đến Nokia, người ta sẽ nghĩ ngay đến cựu vương ngành di động, nay đã chuyển thành 1 công ty công nghệ tập trung vào lĩnh vực viễn thông và bằng sáng chế. Ấy thế mà thuở sơ khai, bạn có tin được là công ty Phần Lan lại khởi nghiệp từ cuộn giấy vệ sinh?
Không chỉ giấy vệ sinh, Nokia thậm chí còn sản xuất cả lốp xe. Phải đến hơn 100 năm sau khi thành lập, họ mới xoay trục kinh doanh sang viễn thông và di động, dần dần loại bỏ những ngành nghề không liên quan để tập trung vào lĩnh vực công nghệ cốt lõi.

Cửa hàng tạp hóa Samsung​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Đế chế khổng lồ của người Hàn Quốc có 1 khởi đầu khá nhỏ bé. Nếu không nói rõ, có lẽ chẳng ai tin cửa hàng tạp hóa kia là khởi đầu của Samsung. Nhà sáng lập Lee Byung-chul đã mở 1 cửa hàng tạp hóa vào năm 1938 tại Taegu, Hàn Quốc.
Thời điểm đó, Samsung bán cá khô, mì tôm và nhiều loại hàng tiêu dùng khác. Không chỉ phục vụ người dân địa phương xung quanh, họ còn xuất sang các tỉnh thành khác và thậm chí đi vào cả thị trường Trung Quốc. Sau này, họ đầu tư mở rộng sang cả dệt may khi Hàn Quốc công nghiệp hóa. Tới năm 1969, hãng mới chính thức nhảy vào ngành điện tử.
Ngày nay, Samsung được biết tới là doanh nghiệp lớn nhất đất nước Hàn Quốc, nhà sản xuất smartphone và TV lớn nhất thế giới. Các mặt hàng linh kiện của công ty cũng hiện diện phổ biến trong thiết bị điện tử như màn hình, chip nhớ, pin,... Ngoài ra, Samsung còn những công ty tham gia kinh doanh bảo hiểm, đóng tàu, xây dựng, ngân hàng,...

Con vịt gỗ Lego​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Lego là thương hiệu đồ chơi cực kì nổi tiếng với chúng ta ngày bé. Những mảnh nhựa được thiết kế tỉ mỉ có thể ghép nối với nhau, cộng thêm 1 số mảnh ghép đặc biệt để tạo thành hình lâu đài, con thuyền, ngôi nhà,... Nhưng bạn có biết, ghép hình Lego đòi hỏi tư duy như thế lại bắt đầu từ 1 chú vịt gỗ.
Ông Ole Kirk Christiansen vốn làm nghề thợ mộc ở Đan Mạch. Nhận thấy dư thừa nhiều phụ phẩm trong quá trình chế biến gỗ, ông tận dụng chúng lắp thành các món đồ chơi trẻ em. Món đồ nổi tiếng nhất chính là 1 con vịt gỗ, có thể kêu thành tiếng khi được kéo lại. Ngoài ra, ông còn tạo ra tàu hỏa, xe hơi bằng gỗ.

Nintendo sản xuất thẻ bài

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Nhà sản xuất trò chơi điện tử nổi tiếng của Nhật Bản có 1 khởi đầu rất bất ngờ. Đó là sản xuất bài hoa (hanafuda). Họ thành lập vào năm 1889 và kinh doanh thẻ bài có trụ sở tại Kyoto, Nhật Bản. Bài hoa là 1 trò giải trí rất thịnh hành vào thời điểm đó ở các sòng bạc, nhất là trong giới yakuza.
Còn bây giờ, bài hoa chỉ còn chiếm khoảng 1% trong tổng doanh thu công ty, phần còn lại đến từ máy chơi game và các trò chơi điện tử nổi tiếng. Nintendo đặc biệt được giới game thủ nhớ đến nhờ hàng loạt franchise đình đám như Super Mario, The Legend of Zelda, Pokemon, Donkey Kong,... Ngoài ra, các hệ máy chơi game của hãng luôn được đánh giá cao về khía cạnh sáng tạo, nhất là thế hệ Switch đã bán hơn 100 triệu máy.

Giày Nike​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Khác với những ông lớn kể trên, có vẻ Nike có hướng đi rất trung thành với khởi nguồn của mình.
Được biết, nhà sáng lập Phil Knight đã nảy ra 1 ý tưởng kinh doanh thương hiệu giày từ bài luận của mình. Sau đó, ông đã bắt tay vào hiện thực hóa ý đồ đó bằng công ty Nike. Ban đầu, nó có tên là Blue Ribbon Sports, một nhà phân phối giày chạy bộ Onitsuka Tiger được sản xuất tại Nhật Bản. Knight đã tự bán giày ở sau thùng xe tại đại học Oregon.
Và bây giờ như bạn biết, Nike trở thành 1 thương hiệu đồ thể thao nổi tiếng, không chỉ giày dép mà còn cả quần áo, tất chân, ba lô,...

Toyota khởi đầu với máy dệt​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Nếu không nói có lẽ cũng chẳng ai tin, tập đoàn Toyota ngày nay lại có khởi đầu từ Toyoda Automatic Loom Works, được thành lập năm 1926 bởi nhà phát minh Sakichi Toyoda. Ông đã phát minh ra nhiều mẫu máy dệt thủ công và tự động, giúp cách mạng hóa ngành dệt.
Nổi bật nhất là Toyoda Model G loom, máy dệt tự động tiên tiến nhất thời điểm ra mắt. Nó có thể tự thay con thoi mà không cần ngừng lại giữa chừng, giúp tăng năng suất ngành dệt tới 20 lần.
Đây cũng là 1 sản phẩm được người Nhật đưa vào danh sách Mechanical Engineering Heritage, bao gồm các địa điểm, máy móc có cống hiến to lớn với sự phát triển của kĩ thuật cơ khí Nhật Bản.

Cửa hàng sách trực tuyến của Amazon​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Năm 1994, Jeff Bezos thành lập công ty Cadabra chuyên kinh doanh sách trực tuyến. Ông hình dung cửa hàng của mình sau này sẽ trở thành nơi bán sách lớn nhất thế giới, giống như dòng sông Amazon. Về sau, Amazon đã thực sự trở thành 1 đế chế Internet khổng lồ của Mỹ.

Máy tính Apple​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Tại một buổi gặp mặt của câu lạc bộ Homebrew Computer ở Thung lũng Silicon, Steve Wozniak đã mang tới 1 chiếc máy vi tính có thể gõ văn bản và hiển thị kí tự ngay trên màn hình. Sau đó, Steve Jobs đã cố gắng bán 50 chiếc máy này cho 1 cửa hàng máy tính địa phương.
Với số tiền 50.000 USD, ông nhanh chóng nhận ra cơ hội kinh doanh của mình sau thương vụ. Vậy là công ty Apple được thành lập, đầu tiên tập trung phát triển máy tính với chiếc Apple II ra mắt sau đó.

Bộ máy tìm kiếm Google​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Năm 1996, Larry Page và Sergey Brin bắt đầu 1 dự án nghiên cứu có tên "BackRub" tại ĐH Stanford. Ngoài họ còn có 1 người khác là Scott Hassan, chính là lập trình viên đã viết phần lớn mã nguồn của bộ máy tìm kiếm Google thời đầu.
Phiên bản đầu tiên của Google được tung ra vào tháng 8/1996 trên website Stanford, đã ngốn gần nửa băng thông của toàn bộ mạng lưới. Còn bây giờ, Google chỉ còn là 1 công ty con thuộc Alphabet, tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ với nhiều sản phẩm như YouTube, Gmail,...

Chip nhớ Intel​

Bật cười trước những sản phẩm đầu tay khó tin của các công ty lớn
Vào năm 1968, 2 nhà khoa học cực kì nổi tiếng là Gordon Moore và Robert Noyce đã cùng nhau thành lập công ty Intel. Moore là nhà hóa học sau này đã có phát biểu nổi tiếng, được đúc kết thành Định luật Moore. Còn Noyce cũng là 1 nhà vật lý tài năng, đồng phát minh vi mạch điện tử.
Sản phẩm đầu tiên của họ lại không phải là CPU máy tính như ngày nay, thay vào đó là chip nhớ. Đó là các con chip ghi nhớ dữ liệu SRAM, DRAM và EPROM. Sản phẩm đầu tiên tung ra thị trường là chip SRAM 3101 64-bit vào tháng 4/1969. Nó ngốn đến hơn nửa Watt điện.

>>> Nền tảng streaming giúp Sony bành trướng ở thị trường anime.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top