Bất ngờ phát hiện hệ sinh thái chưa từng lộ diện dưới lớp băng Nam Cực

Một "thế giới ẩn" dưới lớp băng dày ở Nam Cực đã khiến khác nhà khoa học 'nhảy cẫng lên vì sung sướng'. Đó chính là hệ sinh thái bí mật nằm ở độ sâu gần 500 mét, ẩn mình trong một dòng sông ngầm ở vùng cực. Các nhà nghiên cứu phấn khích khi đưa nó ra ngoài ánh sáng, để lộ một hang động tối tăm và lởm chởm chứa đầy bầy sinh vật nhỏ bé như tôm.
Môi trường sống bí mật này gắn liền với ờ biển phía đông của bán đảo Nam Cực, nơi đã sinh ra tảng băng lớn nhất thế giới vào năm 2021. Những bức ảnh vệ tinh cho thấy một rãnh bất thường trên bằng thềm gần với nơi nó tiếp xúc với đất và các nhà nghiên cứu đã xác định đặc điểm đặc biệt là một con sông dưới bề mặt. Họ đã tiến hành khoan sâu xuống dưới bề mặt băng bằng cách sử dụng một vòi nước nóng cực mạnh để tiếp cận khoang ngầm.
Khi họ gửi một máy ảnh xuống qua đường hầm băng giá vào hang động, có hàng trăm đốm sáng nhỏ, mờ trong nước đã che khuất nguồn cấp dữ liệu video. Ban đầu họ tưởng rằng đó là do lỗi thiết bị, nhưng sau khi lấy nét lại máy ảnh, họ nhận ra rằng ống kính đang bị lũ động vật giáp xác nhỏ gọi là động vật chân đốt. Điều này khiến cho họ mất cảnh giác, vì họ không mong đợi tìm thấy bất kỳ loại sinh vật nào ở xa dưới bề mặt băng giá này.

Bất ngờ phát hiện hệ sinh thái chưa từng lộ diện dưới lớp băng Nam Cực
Hệ sinh thái ngầm dưới lòng băng Nam Cực
Họ cho biết có tất cả những loài động vật đó bơi xung quanh camera, điều đó có nghĩa rằng có một hệ sinh thái quan trọng đang phát triển ở đó. Các chuyên gia từ lâu cũng đã nghi ngờ rằng có một mạng lưới sông, hồ và cửa sông rộng lớn bên dưới Nam Cực, nhưng cho đến nay những đặc điểm này vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng. Trước đây không biết liệu họ có nuôi dưỡng sự sống hay không, điều này làm cho các phát hiện mới càng trở nên quan trọng.
Trưởng nhóm nghiên cứu Huw Horgan, nhà băng học tại Te Herenga Waka - Đại học Victoria Wellington ở New Zealand nói rằng việc được quan sát và lấy mẫu dòng sông này giống như người đầu tiên bước vào một thế giới ẩn. Ông lần đầu tiên phát hiện ra những đặc điểm khác biệt về cấu trúc dưới bề mặt vào năm 2020 trong khi xem xét một bức ảnh vệ tinh của khu vực. Nó có thể nhìn thấy dưới dạng một vết lõm hoặc rãnh dài, trải dài trên mặt băng - đó là dấu hiệu của một con sông ngầm.

Bất ngờ phát hiện hệ sinh thái chưa từng lộ diện dưới lớp băng Nam Cực
Hình ảnh mũi khoan sâu dưới lòng băng
Tuy nhiên, mặc dù nổi bật trong các bức ảnh vệ tinh, các rãnh ban đầu này không thể phát hiện ra từ bề mặt, sau đó, họ đã tìm thấy con dốc nhỏ, thoai thoải và đó chính là điểm đến.
Sau khi mang theo máy ảnh xuống nhóm càng ngạc nhiên hơn khi biết rằng hang động trông khác xa so với những gì họ dự đoán. Nếu ban đầu họ cho rằng phần mái của "thế giới nhỏ" này sẽ nhẵn và phẳng, thì trên thực tế nó lại có nhiều độ dốc uốn lượn. Cái hang cũng rộng hơn nhiều, nó giống như một ổ bánh mì, với một chỗ phình ra ở phía trên và độ dốc hẹp ở phía dưới.
Họ cũng nhận ra cột nước dưới lòng đất chia thành bốn hoặc năm lớp nước riêng biệt, chảy theo hướng ngược nhau. Chính điều này đã thay đổi sự hiểu biết hiện tại về những môi trường này.

Bất ngờ phát hiện hệ sinh thái chưa từng lộ diện dưới lớp băng Nam Cực
Mặt dưới của mái nhà băng giá của dòng sông
Nhóm nghiên cứu cũng đã thực hiện một quan sát thú vị khác. Họ đã dựng trại vài ngày trước vụ phun trào kỷ lục của núi lửa Hunga Tonga-Hunga Ha'apai ở Tonga vào ngày 15 tháng 1. Vụ nổ lớn này đã gây ra sóng áp suất làm rung chuyển bầu khí quyển của Trái đất. Họ đã đặt trên bề mặt băng ghi lại các sóng áp suất tương tự di chuyển qua khoang ngầm. Việc chứng kiến hiệu ứng của núi lửa Tongan, đã phun trào cách đó hàng nghìn km, là điều khá đáng chú ý. Nó giống như một lời nhắc nhở về toàn bộ hành tinh của chúng ta được kết nối như thế nào.
Các nhà khoa học sẽ tiếp tục nghiên cứu hệ sinh thái dưới bề mặt được hình thành, hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về cách các chất dinh dưỡng tuần hoàn thông qua các mạng lưới nước ngầm của Nam Cực, đã hỗ trợ phong phú cho sự sống của các sinh vật ở đó. Bên cạnh đó, họ cũng lo lắng ngay cả những hệ sinh thái ẩn như thế này cũng có thể gặp rủi ro, do nhiệt độ nóng lên nhanh chóng do biến đổi khí hậu gây ra.
Nguồn
livescience
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top