Bí ẩn của những xác ướp ở Trung Quốc khiến giới khảo cổ tranh cãi

N
Nguyễn Văn Sơn
Phản hồi: 0
Các nhà khảo cổ học thường bắt gặp những hiện vật cổ đại vượt ra ngoài phạm vi khoa học lịch sử và không phù hợp với khái niệm hiện đại về sự phát triển của nền văn minh nhân loại. Một trong những phát hiện bí ẩn đó là các xác ướp Tarim đã được khai quật ở phía tây Trung Quốc, trong số đó có xác ướp của những người gốc châu Âu hoặc Kavkaz.
1743760914555.png

Xác ướp trong bảo tàng ở khu tự trị Ngô Duy Nhĩ, Trung Quốc
Phát hiện này khiến chúng ta có cái nhìn hơi khác về những truyền thuyết địa phương về những người mắt xanh, tóc vàng, những người sáng lập ra nhà nước Trung Quốc và là những người cai trị và chính khách đầu tiên.
Bí ẩn xác ướp Taklamakan
Những xác ướp đầu tiên đã được phát hiện vào đầu thế kỷ 20. Nhà thám hiểm Thụy Điển Sven Hedin đã tiến hành nghiên cứu trên sa mạc Taklamakan ở hai nhánh của Con đường Tơ Lụa, nơi ông tìm thấy những ngôi mộ cổ.
Sau khi khai quật mộ cổ, ông nhận thấy ngay rằng đây là hài cốt của những người không thuộc đại chủng Á hay Mongoloid. Nhà khoa học đã đưa xác ướp bí ẩn này tới các bảo tàng châu Âu.
1743761010878.png

Sa mạc Taklamakan, Trung Quốc
Nhưng chiến tranh thế giới thứ nhất đã ngăn cản việc nghiên cứu chi tiết về xác ướp đó. Và các chuyên gia Trung Quốc cũng không tiến hành khai quật thêm nữa vì phát hiện này làm dấy lên nghi ngờ về tính liên tục nổi bật của nền văn minh Trung Hoa.
Những xác ướp này đã được lưu giữ an toàn tại một trong những bảo tàng ở Châu Âu. Nhưng, sau khi những xác ướp khác được tìm thấy ở sa mạc Taklamakan vào những năm 1970, phát hiện bí ẩn này lại thu hút sự quan tâm của giới khoa học.
Trong những năm gần đây, các nhà khảo cổ học Trung Quốc và các đồng nghiệp của họ từ các quốc gia khác đã khai quật được hơn 300 xác ướp ở miền tây Trung Quốc.
Những xác ướp này gây ấn tượng mạnh bởi vì chúng được bảo quản hoàn hảo cả về cơ thể và quần áo, có đặc điểm khuôn mặt châu Âu, mái tóc vàng hoe và hạt dẻ, cùng vóc dáng khá cao. Phát hiện khảo cổ này chấn động thế giới.
Người đẹp với mái tóc hạt dẻ
1743761050634.png

Xác ướp của “Người đàn ông Cherchen”, Trung Quốc
Một trong những xác ướp Tarim nổi tiếng và cổ xưa nhất được đặt tên là mỹ nhân Lâu Lan. Theo các mẫu phân tích, mỹ nhân qua đời là một phụ nữ trẻ cao ráo, cao 180 cm, là người da trắng, có mái tóc hạt dẻ. Theo các nhà khoa học, tuổi thọ của mỹ nhân Lâu Lan lên tới 3.800 năm.
Xác ướp này đã được phát hiện vào năm 1980 ở phía nam sa mạc Lop Nor. Điều thú vị là thi thể không được chôn trong quan tài mà được quấn trong tấm chiếu rơm.
Bên cạnh hài cốt còn có chiếc lược, chiếc giỏ và tấm thảm. Chắc là, người phụ nữ này đã sử dụng tất cả những vật dụng này trong suốt cuộc đời mình.
Hiện nay xác ướp được lưu giữ tại bảo tàng Khu tự trị Duy Ngô Nhĩ Tân Cương ở thành phố Urumqi.
Hình xăm trên xác ướp "võ sĩ da trắng"
Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy một ngôi mộ rất thú vị không xa mỹ nhân Lâu Lan - đó là xác ướp của người đàn ông có làn da sáng và tóc xám, cao khoảng hai mét. Các nhà khoa học đặt tên cho xác ướp này là “Người đàn ông Cherchen” theo tên thành phố Cherchen, nơi xác ướp được tìm thấy.
Các nhà khoa học cho rằng đây là xác ướp được bảo quản tốt nhất thế giới, mặc dù có niên đại khoảng 3.000 năm trước. Vào thời điểm qua đời, người đàn ông Cherchen khoảng 50 tuổi. Khuôn mặt ông ta phủ đầy hình xăm.
Theo các nhà khoa học, ông có thể là một thủ lĩnh bộ lạc vì có 10 mũ đội đầu, một cái yên, hộp sọ ngựa và mấy móng guốc được chôn cạnh ông.
Trong ngôi mộ này còn có xác ướp của đứa trẻ ba tháng tuổi được quấn trong tấm vải liệm. Đứa bé nằm trên chiếc gối da cừu, đôi mắt được che bằng những viên đá màu xanh.
Giới khoa học vẫn đang tranh luận về điều gì?
Cộng đồng khoa học vẫn chưa thống nhất ý kiến về nguồn gốc của những xác ướp này, mặc dù sự phân bố rộng rãi của người châu Âu ở Nội Á cách đây 2-3 nghìn năm đã được chứng minh bằng dữ liệu từ một số nguồn tài liệu cổ.
Ví dụ, sử gia La Mã Pliny the Elder cho biết rằng, một sứ thần Ceylon đến dinh thự của Hoàng đế Claudius đã mô tả cư dân miền tây Trung Quốc là những người "cao hơn chiều cao trung bình, với mái tóc vàng hoe và đôi mắt xanh".
Giả thuyết phổ biến nhất: những xác ướp Tarim thuộc về người Tochari hay người Tokhari là một dân tộc Ấn-Âu nói tiếng Tocharian.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng đang tranh luận về chính người Tochari. Rõ ràng là những xác ướp của người da trắng sẽ giúp chúng ta tìm hiểu về quá khứ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top