Bí ẩn về nhóm máu hiếm nhất ở Việt Nam: Ai sở hữu phải đặc biệt cẩn trọng

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Kể từ năm 1901, y học thế giới thay đổi chóng mặt sau khi Karl Landsteiner phát hiện ra hệ nhóm máu ABO. Đến năm 1940, hệ nhóm máu Rh lại tiếp tục được Karl Landsteiner cùng các nhà khoa học khác tìm ra. Từ đó, thực hành truyền máu càng được chú ý.

Sau này, nhiều hệ nhóm máu hồng cầu khác như Rh, Kell, Kidd, Duffy, MNS, Lewis… được tìm ra. Mỗi hệ nhóm máu này lại có một hoặc nhiều kháng nguyên. Trong đó, Rh được đánh giá là hệ nhóm máu phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên (kháng nguyên D là phổ biến nhất).

Tính đến 6/2021, có 43 hệ nhóm máu hồng cầu và 376 kháng nguyên nhóm máu khác nhau được Hội Truyền máu Quốc tế công nhận. Hội này cũng đã đề ra quy ước về nhóm máu hiếm. Theo đó, một kháng nguyên nhóm máu hay kiểu hình (gọi tắt là nhóm máu) có tần suất xuất hiện dưới 0,1% được gọi là nhóm máu hiếm và dưới 0,01% được gọi là nhóm máu rất hiếm. Vậy nên mới có chuyện, một nhóm máu có thể hiếm ở quốc gia này, nhưng chưa chắc đã hiếm ở quốc gia, khu vực khác.

1732695215733.png


Theo Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, 45% dân số nước ta mang nhóm máu O, 20% mang nhóm máu A, 30% mang nhóm máu B và chỉ 5% mang nhóm máu AB.

Nhiều người vẫn nghĩ AB sẽ là nhóm máu hiếm nhất Việt Nam vì tỉ lệ của nó thấp hơn các nhóm máu khác trong hệ ABO. Nhưng thực tế, Rh(D) âm mới là hiếm nhất. Nó phù hợp với quy ước của Hội Truyền máu Quốc tế khi chỉ chiếm gần 0,1% dân số nước ta. Nhóm AB chỉ hiếm khi nó là nhóm AB Rh(D) âm.

Có một điều thú vị là, ở Việt Nam nhóm máu hiếm thường thấy là Rh(D) âm nhưng châu Âu, châu Mỹ, châu Úc thì Rh(D) âm chiếm 15% – 40% dân số.

Dù vậy, nếu dựa trên quy luật cho nhận thì nhóm máu O Rh- mới là nhóm gặp nhiều rủi ro nhất. Bởi lẽ nó sẽ chỉ nhận được máu từ nhóm O Rh-. Đây là nhóm máu thường bị thiếu trong các bệnh viện vì nhu cầu cao, thường được dùng trong các trường hợp khẩn cấp, khi không có thời gian để xác định nhóm máu của bệnh nhân. Người nhóm máu O được đặt biệt danh là “người hiến máu” hay “nhóm máu cho đi” vì máu của họ có thể sử dụng cho bất cứ ai.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top