yesterdaybt85
Pearl
Do số lượng cự đà xâm hại đang phát triển với tốc độ chóng mặt, nhà chức trách Miami Beach buộc phải treo thưởng cho những ai bắt chúng hòng kiềm chế số lượng loài này. Những con cự đà xâm hại đang sinh sôi nảy nở nhanh chóng tại Miami Beach, vượt quá tầm kiểm soát.
Barbara Benis, một cư dân đã phải xây lại bức tường chắn biển của mình sau khi bị cự đà làm hỏng cho biết: “Cần phải có biện pháp mạnh hơn”.
Cự đà xanh xâm lấn ở Miami, có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ. Người ta cho rằng chúng đến Florida đến bằng thuyền chở trái cây. Ngoài ra, việc buôn bán thú cưng sau đó cũng có thể là nguyên nhân làm bùng nổ số lượng cự đà.
Những con cự đà này có thể dài đến một mét rưỡi. Chúng được coi là loài xâm lấn vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ động thực vật địa phương cũng như tài sản của người dân.
Theo Ủy ban Cá và Động vật Hoang dã Florida (FWC), cự đà phá hoại thảm thực vật, cảnh quan dân cư và thương mại, ăn trái cây và rau quả, bao gồm cả loài thực vật bản địa có nguy cơ tuyệt chủng cao (Cordia globosa).
Những con cự đà cũng đào hang làm xói mòn và sụp đổ vỉa hè, nền móng, tường biển và bờ kênh. Chúng để lại nhiều phân trên hiên nhà và bể bơi, có thể truyền vi khuẩn salmonella sang người.
Dan Gelber, Thị trưởng Miami Beach, chia sẻ với 10 News rằng địa phương đã dành ngân sách 50.000 USD để giải quyết vấn nạn cự đà. Họ dự kiến tăng lên 200.000 USD vào cuối năm nay. Trong một cuộc họp của hội đồng thành phố vào ngày 14/9 về cách đối phó tốt nhất với cuộc xâm lược, người ta đề xuất chi tiền thưởng cho mỗi con cự đà bị giết để khuyến khích người dân địa phương hành động.
Theo FWC, cự đà xanh được bảo vệ bởi luật chống sự tàn ác ở Florida. Nghĩa là người dân chỉ có thể giết chúng vì mục đích nhân đạo. Nhiều người cho rằng việc treo giải thưởng có thể giúp giải quyết vấn đề nhưng cũng có thể dẫn đến các hành vi tàn sát bừa bãi mà người ta thường gọi là “hiệu ứng hổ mang”.
Hiệu ứng này được đặt tên dựa theo một chiến dịch thảm khốc của chính quyền thuộc địa Anh ở Ấn Độ. Cụ thể, họ đã chi tiền thưởng để giết chết những con rắn hổ mang địa phương.
Tuy nhiên, thay vì chỉ giết những con rắn hổ mang tình cờ gặp, người dân địa phương đã đổ xô đi săn lùng loài vật này. Thậm chí, nhiều người còn nhân giống rắn hổ mang để kiếm được nhiều tiền hơn.
Cuối cùng, khi các quan chức nhận ra vấn đề thì số lượng rắn hổ mang tại địa phương đã tăng vọt lên so với khi bắt đầu chiến dịch.
Bất kể chính quyền có treo thưởng hay không, FWC đề xuất các phương pháp để bảo vệ tài sản khỏi cự đà, bao gồm loại bỏ các loài thực vật ưa thích của chúng, lấp đầy các lỗ để ngăn cản việc đào hang, treo chuông gió hoặc các vật dụng khác tạo ra tiếng ồn nhằm xua đuổi loài vật này. Ngoài ra, khi thấy chúng, người dân có thể phun nước để xua đuổi chúng đi.
>>> Ếch ngày càng ít xuất hiện.
Nguồn: Newsweek
Barbara Benis, một cư dân đã phải xây lại bức tường chắn biển của mình sau khi bị cự đà làm hỏng cho biết: “Cần phải có biện pháp mạnh hơn”.
Cự đà xanh xâm lấn ở Miami, có nguồn gốc từ Nam và Trung Mỹ. Người ta cho rằng chúng đến Florida đến bằng thuyền chở trái cây. Ngoài ra, việc buôn bán thú cưng sau đó cũng có thể là nguyên nhân làm bùng nổ số lượng cự đà.
Những con cự đà này có thể dài đến một mét rưỡi. Chúng được coi là loài xâm lấn vì có thể làm ảnh hưởng đến hệ động thực vật địa phương cũng như tài sản của người dân.
Những con cự đà cũng đào hang làm xói mòn và sụp đổ vỉa hè, nền móng, tường biển và bờ kênh. Chúng để lại nhiều phân trên hiên nhà và bể bơi, có thể truyền vi khuẩn salmonella sang người.
Dan Gelber, Thị trưởng Miami Beach, chia sẻ với 10 News rằng địa phương đã dành ngân sách 50.000 USD để giải quyết vấn nạn cự đà. Họ dự kiến tăng lên 200.000 USD vào cuối năm nay. Trong một cuộc họp của hội đồng thành phố vào ngày 14/9 về cách đối phó tốt nhất với cuộc xâm lược, người ta đề xuất chi tiền thưởng cho mỗi con cự đà bị giết để khuyến khích người dân địa phương hành động.
Theo FWC, cự đà xanh được bảo vệ bởi luật chống sự tàn ác ở Florida. Nghĩa là người dân chỉ có thể giết chúng vì mục đích nhân đạo. Nhiều người cho rằng việc treo giải thưởng có thể giúp giải quyết vấn đề nhưng cũng có thể dẫn đến các hành vi tàn sát bừa bãi mà người ta thường gọi là “hiệu ứng hổ mang”.
Tuy nhiên, thay vì chỉ giết những con rắn hổ mang tình cờ gặp, người dân địa phương đã đổ xô đi săn lùng loài vật này. Thậm chí, nhiều người còn nhân giống rắn hổ mang để kiếm được nhiều tiền hơn.
Cuối cùng, khi các quan chức nhận ra vấn đề thì số lượng rắn hổ mang tại địa phương đã tăng vọt lên so với khi bắt đầu chiến dịch.
Bất kể chính quyền có treo thưởng hay không, FWC đề xuất các phương pháp để bảo vệ tài sản khỏi cự đà, bao gồm loại bỏ các loài thực vật ưa thích của chúng, lấp đầy các lỗ để ngăn cản việc đào hang, treo chuông gió hoặc các vật dụng khác tạo ra tiếng ồn nhằm xua đuổi loài vật này. Ngoài ra, khi thấy chúng, người dân có thể phun nước để xua đuổi chúng đi.
>>> Ếch ngày càng ít xuất hiện.
Nguồn: Newsweek