VNR Content
Pearl
Một vụ việc gây tranh cãi gần đây tại Trùng Khánh, Trung Quốc khi cô Lưu, nhân viên của một công ty giáo dục và đào tạo, bị sa thải chỉ vì đăng tải dòng trạng thái bày tỏ sự bất mãn với cách sắp xếp lịch làm việc của cấp trên. Sự việc đã thu hút sự chú ý của dư luận và đặt ra câu hỏi về quyền tự do ngôn luận của người lao động trên không gian mạng.
Theo thông tin từ truyền thông Trung Quốc, vào một ngày nghỉ, cô Lưu bất ngờ nhận được yêu cầu từ giám sát viên công ty đến gặp khách hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, cô cho rằng mình đã hoàn tất công việc với khách hàng và từ chối làm việc ngoài giờ.
Ảnh minh họa
Sau đó, trên trang cá nhân, cô viết: "Mọi người thân mến, nếu sắp xếp lịch làm việc vào thứ Bảy và Chủ Nhật thì đừng gọi điện cho tôi, tôi cần nghỉ ngơi, cảm ơn nhiều!". Chỉ 2 ngày sau, cô Lưu nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ phía công ty với lý do dòng trạng thái trên vi phạm quy định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và không khí làm việc.
Cho rằng quyết định sa thải là bất công, cô Lưu yêu cầu công ty bồi thường theo hợp đồng nhưng bị từ chối. Cô đã đưa vụ việc ra tòa án. Tòa nhận định hành vi của cô Lưu tuy không phù hợp nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng cho công ty. Hơn nữa, cô có quyền nghỉ ngơi vào ngày nghỉ chính đáng.
Căn cứ vào các điều khoản liên quan trong hợp đồng lao động, tòa án tuyên công ty phải bồi thường cho cô Lưu tổng cộng hơn 49.000 nhân dân tệ (tương đương 172 triệu đồng) .
Theo thông tin từ truyền thông Trung Quốc, vào một ngày nghỉ, cô Lưu bất ngờ nhận được yêu cầu từ giám sát viên công ty đến gặp khách hàng ngay lập tức. Tuy nhiên, cô cho rằng mình đã hoàn tất công việc với khách hàng và từ chối làm việc ngoài giờ.
Sau đó, trên trang cá nhân, cô viết: "Mọi người thân mến, nếu sắp xếp lịch làm việc vào thứ Bảy và Chủ Nhật thì đừng gọi điện cho tôi, tôi cần nghỉ ngơi, cảm ơn nhiều!". Chỉ 2 ngày sau, cô Lưu nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ phía công ty với lý do dòng trạng thái trên vi phạm quy định, gây ảnh hưởng tiêu cực đến hình ảnh và không khí làm việc.
Cho rằng quyết định sa thải là bất công, cô Lưu yêu cầu công ty bồi thường theo hợp đồng nhưng bị từ chối. Cô đã đưa vụ việc ra tòa án. Tòa nhận định hành vi của cô Lưu tuy không phù hợp nhưng chưa đến mức gây tổn hại nghiêm trọng cho công ty. Hơn nữa, cô có quyền nghỉ ngơi vào ngày nghỉ chính đáng.
Căn cứ vào các điều khoản liên quan trong hợp đồng lao động, tòa án tuyên công ty phải bồi thường cho cô Lưu tổng cộng hơn 49.000 nhân dân tệ (tương đương 172 triệu đồng) .