Biến đổi khí hậu khiến máy bay sẽ phải bay cao hơn

Một nghiên cứu quốc tế mới đây cho thấy, biến đổi khí hậu đang có tác động ngày càng lớn đến cấu trúc của bầu khí quyển Trái Đất. Điều này đồng nghĩa với việc có thể khiến máy bay sẽ phải bay cao hơn để tránh nhiễu động.
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances dựa trên nhiều thập kỷ quan sát khí cầu thời tiết và các phép đo vệ tinh chuyên dụng. Từ đó, các nhà khoa học đã xác định được vùng đỉnh của tầng đối lưu - được gọi là tropopause - đang tăng lên.
Biến đổi khí hậu khiến máy bay sẽ phải bay cao hơn
Về lý thuyết, tropopause là điểm mà tại đó không khí trên cao không còn lạnh, mà trở nên nóng hơn. Vào năm 1902, nhà khoa học Léon Teisserenc de Bort đã sử dụng bóng bay mang theo thiết bị và tìm ra điểm tropopause trong bầu khí quyển Trái Đất với độ cao 12.192 – 15.240 m so với mặt đất.
Việc phân tích các kết quả giám sát khí cầu thời tiết đã chỉ ra rằng, nhiệt độ tăng lên đã khiến cho độ cao trần của tầng đối lưu tăng lên với tốc độ ổn định kể từ năm 1980: dao động từ 58 – 59 m cứ mỗi 10 năm.
Trong số này, mức tăng 50 – 53 m là do con người gây ra, thông qua hiện tượng Trái Đất ấm lên. Xu hướng này vẫn tiếp tục ngay cả khi ảnh hưởng từ nhiệt độ của tầng bình lưu đã giảm dần, cho thấy sự ấm lên ở tầng đối lưu đang có tác động ngày càng lớn.
Nhà khoa học Bill Randel tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia Mỹ và là đồng tác giả nghiên cứu cho biết: “Đây là dấu hiệu rõ ràng của sự thay đổi cấu trúc khí quyển”.
Các quan sát thông qua vệ tinh được thực hiện từ năm 2000 cho đến nay đã xác định được rằng chiều cao của điểm dừng tầng đối lưu đã tăng lên trong hai thập kỷ qua.
“Những kết quả này cung cấp cái nhìn độc lập, bên cạnh tất cả các bằng chứng khác về biến đổi khí hậu, rằng khí nhà kính đang làm thay đổi bầu khí quyển của chúng ta”, Randel cho biết thêm.
Biến đổi khí hậu khiến máy bay sẽ phải bay cao hơn
Trên thực tế, vị trí của tropopause là điều khiến nhiều phi công dân dụng quan tâm vì máy bay thường bay ở tầng bình lưu thấp hơn để tránh nhiễu động. Nó đóng vai trò quan trọng trong các cơn giông dữ dội, mà việc bay hơn độ cao cho phép đôi khi làm cho tropopause bay lên cao hơn và hút không khí từ tầng bình lưu xuống.
Không riêng gì vị trí chuyển từ nhiệt độ lạnh sang nóng trên bầu khí quyền, chiều cao nhiệt đới – vùng khí quyển phân chia tầng đối lưu dày đặc, hỗn loạn với tầng bình lưu bên trên ổn định hơn – đã tăng dần đều trong vài thập kỷ qua. Nó không ảnh hưởng đáng kể đến đời sống con người hay hệ sinh thái, nhưng nó phần nào phản ánh các tác động trên diện rộng từ việc phát thải khí nhà kính.
Các báo cáo trước đây từng chỉ ra rằng nhiệt độ cơ thể người đang dần tăng lên. Nguyên nhân không chỉ xuất phát từ biến đổi khí hậu, mà còn do sự làm mát ở tần bình lưu vì suy giảm tầng ozon gây ra.
Sau cùng, mặc dù đã thấy được nhiều hiện tượng là hệ quả của Trái Đất ấm lên, các nhà khoa học vẫn chưa thể kết luận được việc nhiệt độ tăng sẽ ảnh hưởng thế nào đến khí hậu và thời tiết. Nhưng ít ra điều này có thể dẫn tới việc trong tương lai, các máy bay sẽ buộc phải bay cao hơn trong khí quyển để tránh nhiễu động.
Nguồn: Deccan Herald
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top