Biết là không tốt nhưng sao chúng ta vẫn bị "cám dỗ" bởi đồ ăn vặt?

Con người luôn bị sức hấp dẫn tự nhiên của đồ vật có màu sắc rực rỡ và bắt mắt thu hút. Hãy nghĩ đến một bữa ăn vui vẻ từ McDonald's với gà rán giòn, khoai tây chiên cùng đồ nhúng cay, hay một thanh kẹo socola được đóng gói đẹp đẽ, một muỗng kem Cookies 'n Cream... Thật khó để từ chối những món ăn hấp dẫn này đúng không? Tất cả chúng ta đều không thể cưỡng lại được những bữa ăn như vậy. Có lẽ chúng ta nên coi bộ não chính là "thủ phạm" của điều này.

Đồ ăn vặt và các tác nhân kích thích siêu thường

Cho dù con người ngày nay có thể đạt đến những cảnh giới siêu phàm của tri thức, nhận bằng nọ cấp kia, nhưng trong sâu thẳm, chúng ta vẫn có bản năng của tổ tiên săn bắn hái lượm. Và một nhu cầu thúc đẩy bản năng của tổ tiên chúng ta hơn những nhu cầu khác, đó chính là các món ăn. Bất cứ khi nào chúng ta ăn một số thức ăn, thật tốt nếu chất béo và đường được cắt giảm tối đa nhất có thể, vì bạn có thể không biết được khi nào bữa ăn tiếp theo của mình sẽ đến, có thể là sớm hơn thời điểm mà bạn mong muốn. Ngày nay, hầu hết mọi người đều dễ dàng tiếp cận với thức ăn, nhưng lưỡi và não của chúng ta không biết điều đó. Bản năng của chúng ta vẫn khuyến khích chúng ta ăn càng nhiều càng tốt, như một cách bù đắp hoặc chuẩn bị cho cơn đói có thể xảy ra. Không ngạc nhiên khi chúng ta không thể từ chối một bữa ăn có đường, muối và chất béo, nhưng liệu những cưỡng chế này có giới hạn chỉ với đồ ăn vặt không?
Biết là không tốt nhưng sao chúng ta vẫn bị cám dỗ bởi đồ ăn vặt?
Ham muốn không chỉ riêng với đồ ăn Không hẳn vậy. Một thuật ngữ cụ thể được sử dụng để mô tả những kích thích dữ dội như vậy - gọi là kích thích siêu thường. Kích thích siêu thường là kích thích tạo ra phản ứng mạnh hơn kích thích mà cơ chế phản ứng ban đầu bắt nguồn. Phản ứng của hành vi đối với những kích thích siêu thường lần đầu tiên được quan sát bởi Niko Tinbergen, một nhà khoa học hành vi nổi tiếng. Những kích thích bất thường phổ biến hơn bạn nghĩ, chúng có ở khắp mọi nơi, từ mỹ phẩm bạn sử dụng để tôn lên nét tự nhiên của mình, như làm cho đôi môi đỏ hơn, đôi má hồng hơn, đến những đồ chơi thú nhồi bông có đôi mắt khổng lồ. Đối với các lứa tuổi, quần áo và tư thế làm nổi bật hông, đùi, mông và ngực đã được sản xuất, nổi bật có thể nhắc tới giày cao gót. Những đứa trẻ cũng vui vẻ ngậm núm vú giả bằng nhựa lớn hơn bình thường, mặc dù không có mẹ hay sữa đi cùng. Chúng ta cũng có thể thấy những kích thích này trong nghệ thuật. Một ví dụ về điều này là bức tượng 30.000 năm tuổi, "Venus of Willendorf." Nó cho thấy một người phụ nữ với các bộ phận cơ thể phóng đại. Hay một điều gì đó tương tự như các bức tranh hang động mô tả các pháp sư mặc đồ da hoặc lông động vật, có thể hoạt động như một kích thích cường điệu để khơi gợi lòng khao khát, sợ hãi hoặc kinh ngạc ở những người quan sát. Trong thời đại ngày nay, chúng ta nhìn thấy nhiều thân hình đã được "tô vẽ" hoặc gọt giũa, thông qua những bức ảnh đã qua chỉnh sửa hoặc thủ thuật thẩm mỹ. Không có gì ngạc nhiên khi hầu hết các kích thích siêu thường này đều là những tín hiệu được tạo ra một cách nhân tạo do các công cụ văn hóa của chúng ta tạo ra.

Tại sao bộ não bị thu hút bởi những kích thích siêu thường?

Khi chúng ta chọn đồ ăn vặt, số lượng một chất dẫn truyền thần kinh nhất định (một chất hóa học trong não gửi thông điệp giữa các tế bào khác nhau) trong não tăng lên. Hóa chất này còn được gọi là dopamine, và nó liên quan đến cách chúng ta trải nghiệm phần thưởng và niềm vui. Phần thưởng có thể được định nghĩa là bất kỳ mục tiêu hoặc đối tượng nào mà chúng ta tìm kiếm, đồ ăn là một trong số đó. Mỗi khi chúng ta hoàn thành một “hoạt động bổ ích”, não của chúng ta tiết ra dopamine, khiến chúng ta được trải nghiệm một cảm giác tuyệt vời. Sau đó não lại nhớ lại trải nghiệm này hài lòng như thế nào và cố gắng lặp lại hoặc học hành vi đó.
Biết là không tốt nhưng sao chúng ta vẫn bị cám dỗ bởi đồ ăn vặt?
Vòng lặp phần thưởng dopamine bị ảnh hưởng bởi các kích thích siêu thường Khi chúng ta ăn những đồ ăn vặt trong trạng thái đó thay vì đồ ăn khác có thể tương đối kém thú vị hoặc kém ngon, chúng ta có xu hướng nghiện đồ ăn vặt. Do đó, chúng ta càng bắt gặp nhiều kích thích siêu thường, thì bộ não của chúng ta càng hòa hợp với chúng. Những kích thích bình thường không còn mang lại cho chúng ta một cơn sốt dopamine như trước nữa.

Mặt trái của những kích thích này là gì?

Chúng ta đã trở thành những kẻ "tham ăn" không chỉ vì những chiếc kẹo hay đồ ăn vặt khác, mà còn vì những kích thích siêu thường khác, chẳng hạn ma túy, nội dung khiêu ***, mạng xã hội và trò chơi điện tử. Phần thưởng từ những thứ này hấp dẫn hơn nhiều so với thực tế, cho nên chúng có thể dẫn đến nghiện. Các hành vi khủng bố tinh thần thường được phương tiện truyền thông tung hê để tạo ra sự lo lắng và căng thẳng. Bản năng ban đầu nhằm đảm bảo nhu cầu sinh tồn hoặc phòng thủ đang bị chuyển hướng và thao túng. Có nhiều nghiên cứu liên quan đến các kích thích bất thường và hành vi gây nghiện. Tuy nhiên, ngay cả nghiện cũng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác. Thói quen này sẽ dẫn đến các vấn đề tiêu cực như bệnh tật béo phì, hành vi cưỡng bách hoặc thậm chí khủng bố và chiến tranh. Sự nguy hiểm thái quá là do bản năng con người không kiềm chế được. Chúng ta trở nên lạc lõng khi theo đuổi thông tin mà chúng ta không cần hoặc mua những thứ có vẻ thú vị, nhưng đóng góp ít vào cuộc sống thực tế của chúng ta. Và vì vậy con người trở thành mục tiêu của sự thao túng có ý thức, vì thế điều quan trọng là nhận thức được xu hướng này. Bất chấp khả năng nhận thức thị giác, khả năng ghi nhớ và suy luận của chúng ta phát triển đến đâu, con người vẫn nhạy cảm với những kích thích siêu thường. Việc bị thu hút bởi những tín hiệu sai này có thể dẫn đến nghiện hành vi tiêu tốn thời gian và năng lượng của chúng ta. Và như bạn đã thấy, không phải cái gì phi thường đã tốt trong mọi trường hợp. >>> Dạy trẻ về chuyện buồn như thế nào? Nguồn scienceabc
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top