Bỏ túi các “mẹo” nhấn trọng âm cực chính xác

Bỏ túi các “mẹo” nhấn trọng âm cực chính xác​


Như chúng ta thường thấy, những người bản xứ thường có cánh nhấn trọng âm rất tự nhiên. Vì thế, việc học cách nhấn trọng âm trong Tiếng Anh sẽ giúp bạn nói chuẩn và không khác gì người bản xứ. Ngoài ra việc nhấn trọng âm chính xác còn giúp bạn có thể truyền đạt được đúng ý khi giao tiếp Tiếng Anh trong nhiều tình huống, bởi trong Tiếng Anh có nhiều từ phát âm giống nhau hoặc một từ có thể có nhiều cách phát âm và ý nghĩa.\

1716487413541.png


Vì thế khi học Tiếng Anh, việc nắm vững các quy tắc đánh trọng âm là vô cùng quan trọng. Vậy bạn đã nắm vững được các quy tắc đánh trọng âm chưa? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

1. Cách nhấn trọng âm của từ có 2 âm tiết

Quy tắc 1: Với động từ có 2 âm tiết ⇒ trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ:
- begin /bɪˈɡɪn/
Một số trường hợp ngoại lệ:
- answer /ˈɑːn.sər/
- enter /ˈen.tər/
- happen /ˈhæp.ən/
- offer /ˈɒf.ər/
- open /ˈəʊ.pən/
- visit /ˈvɪz.ɪt/

Quy tắc 2: Với danh từ có 2 âm tiết ⇒ trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.

Ví dụ:
- father /ˈfɑː.ðər/
- table /ˈteɪ.bəl/
Một số trường hợp ngoại lệ:
- advice /ədˈvaɪs/
- machine /məˈʃiːn/
- mistake /mɪˈsteɪk/
- hotel /həʊˈtel/,...

Chú ý: Một số từ 2 âm tiết sẽ có trọng âm khác nhau tùy thuộc vào từ loại.
Ví dụ:
Record, desert sẽ có trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất nếu là danh từ:
- record (n) /ˈrek.ɔːd/ ≠ record (v) /rɪˈkɔːd/

Quy tắc 3: Với tính từ có 2 âm tiết ⇒ trọng âm thường rơi vào âm tiết thứ 1.

Ví dụ:
- happy /ˈhæp.i/
- busy /ˈbɪz.i/
Một số trường hợp ngoại lệ:
- alone /əˈləʊn/
- amazed /əˈmeɪzd/

Quy tắc 4: Với các từ 2 âm tiết bắt đầu bằng A ⇒ trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ:
- about /əˈbaʊt/
- above /əˈbʌv/

2. Cách đánh trọng âm của từ có 3 âm tiết

Quy tắc 5: Với động từ có 3 âm tiết, âm tiết thứ 3 là nguyên âm ngắn và kết thúc bằng 1 phụ âm ⇒ trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ:
- encounter /iŋ’kauntə/
- determined /dɪˈtɜː.mɪnd/,...

Quy tắc 6: Với động từ có 3 âm tiết, âm tiết thứ 3 là nguyên âm đôi hay kết thúc bằng 2 phụ âm trở lên ⇒ trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.

Ví dụ:
- exercise /ˈek.sə.saɪz/
- compromise /ˈkɒm.prə.maɪz/,...

Quy tắc 7: Với danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 2 có chứa âm /ə/ hoặc /i/ ⇒ trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.

Ví dụ:
- paradise /ˈpærədaɪs/
- pharmacy /ˈfɑːrməsi/

Quy tắc 8: Với danh từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 1 là /ə/ hay /i/ hoặc có âm tiết thứ 2 chứa nguyên âm dài / nguyên âm đôi ⇒ trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ:
- computer /kəmˈpjuːtər/
- potato /pəˈteɪtoʊ/

Quy tắc 9: Tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết thứ 1 là /ə/ hay /i/ => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ:
- familiar /fəˈmɪl.i.ər/
- considerate /kənˈsɪd.ər.ət/,…

Quy tắc 10: Tính từ có 3 âm tiết, nếu âm tiết 3 là nguyên âm ngắn và âm tiết thứ 2 là nguyên âm dài => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2.
Ví dụ:
- enormous /ɪˈnɔːməs/
- annoying /əˈnɔɪɪŋ/,…

3. Quy tắc đánh trọng âm đặc biệt

Quy tắc 11: Trọng âm rơi vào chính các âm tiết sau: sist, cur, vert, test, tain, tract, vent, self.

Ví dụ:
- contract /kənˈtrækt/
- protest /prəˈtest/

Quy tắc 12: Các từ tận cùng bằng các đuôi: how, what, where,…. => trọng âm chính nhấn vào âm tiết thứ 1.
Ví dụ:
- anywhere/ˈen.i.weər/
- somehow /ˈsʌm.haʊ/

Quy tắc 13: Các từ tận cùng bằng các đuôi: – ety, – ity, – ion ,- sion, – cial,- ically, – ious, -eous, – ian, – ior, – iar, iasm – ience, – iency, – ient, – ier, – ic, – ics, -ial, -ical, -ible, -uous, -ics, ium, – logy, – sophy,- graphy – ular, – ulum => trọng âm rơi vào âm tiết ngay trước nó.*

Ví dụ:
-decision /dɪˈsɪʒ.ən/
- librarian /laɪˈbreə.ri.ən/
- experience /ɪkˈspɪə.ri.əns/
- society /səˈsaɪ.ə.ti/
- popular /ˈpɒp.jə.lər/
- biology /baɪˈɒl.ə.dʒi/
Một số trường hợp ngoại lệ:
- lunatic /ˈluː.nə.tɪk/
- arabic /ˈær.ə.bɪk/
- politics /ˈpɒl.ə.tɪks/
- arithmetic /əˈrɪθ.mə.tɪk/

Quy tắc 14: Các từ tận cùng bằng các đuôi: – ate, – cy, -ty, -phy, -gy => Nếu 2 âm tiết, thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 1. Nếu từ có từ 3 âm tiết trở lên thì trọng âm nhấn vào âm tiết thứ 3 từ cuối lên.

Ví dụ:
- communicate /kəˈmjuː.nɪ.keɪt/
- classmate /ˈklɑːs.meɪt/
- technology /tekˈnɒl.ə.dʒi/
- emergency /ɪˈmɜː.dʒən.si/
- certainty /ˈsɜː.tən.ti/
- biology /baɪˈɒl.ə.dʒi/
Một số trường hợp ngoại lệ: accuracy /ˈæk.jə.rə.si/,…

Quy tắc 15: Các từ tận cùng bằng các đuôi: – ade, – ee, – ese, – eer, – ette, – oo, -oon , – ain, -esque,- isque, -aire ,-mental, -ever, – self => trọng âm nhấn ở chính các đuôi này.

Ví dụ:
- lemonade /ˌlem.əˈneɪd/
- pioneer /ˌpaɪəˈnɪər/
- kangaroo /ˌkæŋ.ɡərˈuː/
- whenever /wenˈev.ər/
- environmental /ɪnˌvaɪ.rənˈmen.təl/,…
Một số trường hợp ngoại lệ:
- coffee /ˈkɒf.i/
- committee /kəˈmɪt.i/

Quy tắc 16: Các từ chỉ số lượng có đuôi -teen thì nhấn trọng âm vào -teen, đuôi -ty thì trọng âm rơi vào âm tiết phía trước nó.

Ví dụ:
- thirteen /θɜːˈtiːn/
- twenty /ˈtwen.ti/

Quy tắc 17: Một số tiền tố và hậu tố không mang trọng âm, nó không làm thay đổi trọng âm của từ gốc.

Ví dụ:
- important /ɪmˈpɔː.tənt/ ⟹ unimportant /ˌʌn.ɪmˈpɔː.tənt/
- perfect /ˈpɜː.felt/ ⟹ imperfect /ɪmˈpɜː.felt/
- appear /əˈpɪər/ ⟹ disappear /ˌdɪs.əˈpɪər/
- ‘beauty ⟹ ’beautiful
- ‘lucky ⟹ luckiness
Một số trường hợp ngoại lệ:
- statement /ˈsteɪt.mənt/
- understatement /ˌʌn.dəˈsteɪt.mənt/,...

Quy tắc 18: Động từ ghép => trọng âm là trọng âm của từ thứ 2.

Ví dụ:
- become /bɪˈkʌm/
- understand /ˌʌn.dəˈstænd/

Quy tắc 19: Danh từ ghép => trọng âm rơi vào âm tiết thứ 1.

Ví dụ:
- doorman /ˈdɔːrmən/
- typewriter /ˈtaɪpraɪtər/

Quy tắc 20: Trọng âm không rơi vào những âm yếu như /ə/ hoặc /i/

Ví dụ:
- computer /kəmˈpjuːtər/
- occur /əˈkɜːr/,...
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top