Trong khi tình hình chiến sự Nga-Ukraine đang diễn ra hết sức căng thẳng, Oksana Markarova, đại sứ Ukraine tại Mỹ, buộc tội quân đội Nga đã sử dụng bom chân không trong trận chiến. Theo báo cáo, quả bom nhắm vào một căn cứ quân đội Ukraine ở Okhtyrka, làm thiệt mạng 70 binh sĩ.
Việc sử dụng bom chân không vẫn chưa được bất kỳ đơn vị độc lập nào xác nhận. Tuy nhiên, vào ngày 26/2/2022, CNN thông tin rằng đội phóng viên của họ đã phát hiện ra nhiều phương tiện quân sự Nga được trang bị bệ phóng tên lửa chân không gần biên giới Ukraine.
Bom chân không, hay vũ khí nhiệt áp, có 2 giai đoạn hoạt động. Giai đoạn một giải phóng một đám mây lớn vật liệu dễ cháy, thường là nhiên liệu hoặc các hạt kim loại nhỏ như nhôm. Giai đoạn hai kích hoạt một vụ nổ làm bốc cháy nhiên liệu được thả trước đó, cuối cùng tạo ra một quả cầu lửa lớn đi kèm với làn sóng xung kích. Nguyên lý tương tự như các vụ nổ bụi ngẫu nhiên ở mỏ than hoặc nhà máy bột mì, nơi các hạt bột bị phân tán, bắt lửa và hình thành những vụ nổ lớn.
Sở dĩ vũ khí nhiệt áp được gọi là bom chân không vì nó sẽ hút hết oxy xung quanh để tạo ra vụ nổ có sức công phá lớn. Những người ở gần phạm vị tác động của nó sẽ tử vong vì thiếu dưỡng khí. Bên cạnh đó, áp lực của vụ nổ có thể đè nát cơ thể một người đến chết, hoặc làm tổn thương cơ quan trong cơ thể như vỡ phổi.
Tác động của vũ khí nhiệt áp mạnh hơn và có sức hủy diệt cao hơn nhiều so với bom thông thường. Vụ nổ kéo dài lâu với sức nóng rất cao đủ sức phá hủy tòa nhà kiên cố, vùng đất rộng lớn, kinh khủng hơn là làm bốc hơi cơ thể con người ở nhiệt độ cực đại. Nhiên liệu được dùng thường thuộc loại rất độc hại và có mức độ nguy hiểm ngang với vũ khí hóa học.
Vũ khí nhiệt áp không hiệu quả đối với mục tiêu bọc thép dày như xe tăng, nhưng nó lại rất có tác dụng trong việc tiêu diệt những mục tiêu nhỏ hơn như cơ sở hạ tầng, quân đội và dân thường.
Việc Nga sử dụng vũ khí nhiệt áp làm dấy lên những lo ngại pháp lý nghiêm trọng. Markarova tuyên bố cuộc tấn công này đã vi phạm các điều khoản của Công ước Geneva. Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh nếu các cáo buộc bao gồm cả việc Nga sử dụng bom chùm (một loại vũ khí gây tranh cãi khác) được chứng thực, Nga sẽ bị buộc tội là kẻ gây ra tội ác chiến tranh quốc tế.
Bom chùm, một loại bom nguy hiểm khác mà Nga bị cáo buộc sử dụng ở Ukraine.
Đây không phải lần đầu tiên Nga sử dụng những loại vũ khí kiểu này. Tổ chức Nhân quyền đã lên án Nga sử dụng bom chân không ở Chechnya vào năm 1999, đồng thời nhấn mạnh những vũ khí như vậy giết và làm bị thương con người một cách *******. Năm 2007, Nga thực hiện thử nghiệm loại vũ khí nhiệt áp lớn nhất từ trước đến nay, tự hào gọi nó là "cha đẻ của tất cả các loại bom". Nga cũng đã sử dụng vũ khí này ở chiến trường Syria.
Ngoài Nga, Mỹ cũng là quốc gia sử dụng bom chân không, không chỉ trong Chiến tranh vùng Vịnh, mà còn ở Việt Nam và trong trận chiến chống lại al-Qaida ở Afghanistan.
Với bề dày lịch sử nghiên cứu và phát triển bom chân không, không có gì ngạc nhiên khi chúng được Nga dùng trong giao tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu xấu cho thấy căng thẳng Nga-Ukraine sẽ tiếp tục leo thang. Nga có thể đang cố đẩy nhanh tiến độ cuộc chiến tại Ukraine bằng cách sử dụng nhiều vũ khí hủy diệt hơn loại thông thường.
Nguồn: How stuff works
Việc sử dụng bom chân không vẫn chưa được bất kỳ đơn vị độc lập nào xác nhận. Tuy nhiên, vào ngày 26/2/2022, CNN thông tin rằng đội phóng viên của họ đã phát hiện ra nhiều phương tiện quân sự Nga được trang bị bệ phóng tên lửa chân không gần biên giới Ukraine.
Sở dĩ vũ khí nhiệt áp được gọi là bom chân không vì nó sẽ hút hết oxy xung quanh để tạo ra vụ nổ có sức công phá lớn. Những người ở gần phạm vị tác động của nó sẽ tử vong vì thiếu dưỡng khí. Bên cạnh đó, áp lực của vụ nổ có thể đè nát cơ thể một người đến chết, hoặc làm tổn thương cơ quan trong cơ thể như vỡ phổi.
Tác động của vũ khí nhiệt áp mạnh hơn và có sức hủy diệt cao hơn nhiều so với bom thông thường. Vụ nổ kéo dài lâu với sức nóng rất cao đủ sức phá hủy tòa nhà kiên cố, vùng đất rộng lớn, kinh khủng hơn là làm bốc hơi cơ thể con người ở nhiệt độ cực đại. Nhiên liệu được dùng thường thuộc loại rất độc hại và có mức độ nguy hiểm ngang với vũ khí hóa học.
Vũ khí nhiệt áp không hiệu quả đối với mục tiêu bọc thép dày như xe tăng, nhưng nó lại rất có tác dụng trong việc tiêu diệt những mục tiêu nhỏ hơn như cơ sở hạ tầng, quân đội và dân thường.
Việc Nga sử dụng vũ khí nhiệt áp làm dấy lên những lo ngại pháp lý nghiêm trọng. Markarova tuyên bố cuộc tấn công này đã vi phạm các điều khoản của Công ước Geneva. Trong khi đó, Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki nhấn mạnh nếu các cáo buộc bao gồm cả việc Nga sử dụng bom chùm (một loại vũ khí gây tranh cãi khác) được chứng thực, Nga sẽ bị buộc tội là kẻ gây ra tội ác chiến tranh quốc tế.
Đây không phải lần đầu tiên Nga sử dụng những loại vũ khí kiểu này. Tổ chức Nhân quyền đã lên án Nga sử dụng bom chân không ở Chechnya vào năm 1999, đồng thời nhấn mạnh những vũ khí như vậy giết và làm bị thương con người một cách *******. Năm 2007, Nga thực hiện thử nghiệm loại vũ khí nhiệt áp lớn nhất từ trước đến nay, tự hào gọi nó là "cha đẻ của tất cả các loại bom". Nga cũng đã sử dụng vũ khí này ở chiến trường Syria.
Ngoài Nga, Mỹ cũng là quốc gia sử dụng bom chân không, không chỉ trong Chiến tranh vùng Vịnh, mà còn ở Việt Nam và trong trận chiến chống lại al-Qaida ở Afghanistan.
Với bề dày lịch sử nghiên cứu và phát triển bom chân không, không có gì ngạc nhiên khi chúng được Nga dùng trong giao tranh ở Ukraine. Tuy nhiên, đây có thể là một dấu hiệu xấu cho thấy căng thẳng Nga-Ukraine sẽ tiếp tục leo thang. Nga có thể đang cố đẩy nhanh tiến độ cuộc chiến tại Ukraine bằng cách sử dụng nhiều vũ khí hủy diệt hơn loại thông thường.
Nguồn: How stuff works