thuha19051234
Pearl
Robert Bosch GmbH - nhà cung cấp công nghệ và linh kiện hàng đầu của Đức - sẽ đầu tư thêm 400 triệu euro (khoảng 467 triệu USD) để mở rộng sản xuất chip, nhằm đối phó với tình trạng thiếu hụt chip bán dẫn đang ảnh hưởng đến việc sản xuất mọi thứ từ xe cộ đến máy tính cá nhân, dụng cụ điện .
Với các khoản chi đang được tăng cường cho năm 2022, Bosch hướng tới việc mở rộng hoạt động tại các nhà máy chế tạo wafer ở Dresden, Reutlingen và cơ sở linh kiện bán dẫn tại Penang, Malaysia. Phần lớn quỹ sẽ được sử dụng để tăng năng lực sản xuất tại địa điểm Dresden, nơi công ty đã khai trương vào tháng 6 với chi phí 1 tỷ euro (1,2 tỷ USD), đây là khoản đầu tư lớn nhất trong lịch sử hãng. Cơ sở này đã sản xuất các tấm wafer 300 milimet, kích thước lớn hơn mang lại nhiều chip riêng lẻ hơn cho mỗi tấm wafer.
Dự kiến sẽ có khoảng 50 triệu euro sẽ được chi vào Reutlingen trong cả năm 2022 và 2023, đây là nhà máy đã sản xuất các linh kiện bán dẫn từ năm 1970. Bosh cũng dự kiện sẽ mở rộng phạm vi sản xuất tại đây (từ hơn 4.000 mét vuông đến tổng số 14.500 mét vuông), địa điểm này được coi một môi trường được thiết kế đặc biệt, thân thiện với thiên nhiên. Việc mở rộng này cũng sẽ tạo ra hàng trăm việc làm mới.
Tại Penang, Bosch sẽ xây dựng một trung tâm thử nghiệm chất bán dẫn mới, sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Ban đầu, trung tâm thử nghiệm có diện tích khoảng 14.000 m2, tuy nhiên nhiên, công ty có không gian hơn 100.000 m2 trên dải Penang và cuối cùng có kế hoạch phát triển tất cả phạm vi này.
Khoản đầu tư khổng lồ này được thực hiện trong tình trạng thiếu hụt chip mà vị lãnh đạo cấp cao trong các cơ sở sản xuất ô tô và các nhà phân tích trong ngành dự báo sẽ kéo dài sang năm tới. Còn các CEO của Ford Motor Company và General Motors đã nói với các nhà đầu tư rằng họ thấy trước tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài đến năm 2022 và thậm chí có thể là năm 2023.
Đó là một động thái hợp lý mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô và các công ty khác, mà còn sử dụng cho chip nội bộ đối với các sản phẩm điện tử của Bosch. Đây cũng là tin tốt cho Liên minh châu Âu, với mục tiêu tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong nước bằng cách thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn ở EU lên 1/5 nguồn cung của thế giới vào năm 2030.
Nguồn TechCrunch
Dự kiến sẽ có khoảng 50 triệu euro sẽ được chi vào Reutlingen trong cả năm 2022 và 2023, đây là nhà máy đã sản xuất các linh kiện bán dẫn từ năm 1970. Bosh cũng dự kiện sẽ mở rộng phạm vi sản xuất tại đây (từ hơn 4.000 mét vuông đến tổng số 14.500 mét vuông), địa điểm này được coi một môi trường được thiết kế đặc biệt, thân thiện với thiên nhiên. Việc mở rộng này cũng sẽ tạo ra hàng trăm việc làm mới.
Tại Penang, Bosch sẽ xây dựng một trung tâm thử nghiệm chất bán dẫn mới, sẽ đi vào hoạt động vào năm 2023. Ban đầu, trung tâm thử nghiệm có diện tích khoảng 14.000 m2, tuy nhiên nhiên, công ty có không gian hơn 100.000 m2 trên dải Penang và cuối cùng có kế hoạch phát triển tất cả phạm vi này.
Khoản đầu tư khổng lồ này được thực hiện trong tình trạng thiếu hụt chip mà vị lãnh đạo cấp cao trong các cơ sở sản xuất ô tô và các nhà phân tích trong ngành dự báo sẽ kéo dài sang năm tới. Còn các CEO của Ford Motor Company và General Motors đã nói với các nhà đầu tư rằng họ thấy trước tình trạng thiếu hụt sẽ kéo dài đến năm 2022 và thậm chí có thể là năm 2023.
Đó là một động thái hợp lý mang đến nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, không chỉ cung cấp cho các nhà sản xuất ô tô và các công ty khác, mà còn sử dụng cho chip nội bộ đối với các sản phẩm điện tử của Bosch. Đây cũng là tin tốt cho Liên minh châu Âu, với mục tiêu tăng cường khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong nước bằng cách thúc đẩy sản xuất chất bán dẫn ở EU lên 1/5 nguồn cung của thế giới vào năm 2030.
Nguồn TechCrunch