Bất chấp những tuyên bố chắc nịch về tiềm năng không tưởng của metaverse cho môi trường công sở, một nghiên cứu mới ở Đức khẳng định viễn cảnh đó khó có thể xảy ra sớm.
Dự án được công bố bởi PC Gamer và do nhóm nghiên cứu từ đại học Coburg thực hiện. Thử nghiệm theo dõi tác động của hành vi làm việc bằng VR trong suốt một tuần trên 16 ứng viên. Người tham gia sử dụng Meta Quest 2 VR kết hợp với bàn phím Logitech K830 và Chrome Remote Desktop. Sở dĩ nhóm có lựa chọn như vậy vì tính phổ biến và dễ đáp ứng của thiết bị.
Kết quả cho thấy làm việc trong môi trường thực tế ảo thời gian dài giảm 14% năng suất của người tham gia và làm tăng sự thất vọng lên hơn 40%. Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ như gia tăng căng thẳng, lo lắng và giảm sức khỏe tinh thần. Một số người còn cảm thấy sức khỏe thể chất đi xuống với triệu chứng như đau mắt, mệt mỏi, buồn nôn và đau nửa đầu, có lẽ vì họ đeo VR quá lâu. Thực tế là đã có vài người không thể chịu nổi và phải rời thử nghiệm.
Dự án là cú tát thẳng mặt vào những người quá lạc quan về một môi trường làm việc hoàn toàn ảo. Tuy nhiên, không thể phủ nhận thử nghiệm trên có thể được sử dụng để tăng độ hoàn thiện của VR, đặc biệt là vấn đề làm việc trong thời gian dài. Báo cáo cũng tiết lộ cuối dự án nhiều người đã vượt qua những tác dụng phụ tiêu cực ban đầu.
Trong thời gian qua, cuộc đua metaverse đặc biệt diễn ra sôi nổi với nhiều đại diện tên tuổi. Tuy nhiên, Microsoft gần đây đã đưa ra cảnh báo về rủi ro của môi trường làm việc ảo. Bảo mật và danh tính là hai yếu tố có nguy cơ bị tấn công nhiều nhất. Hãng cũng cho biết công nghệ xác thực nhiều tầng hay bỏ mật khẩu truyền thống có thể là phương pháp nâng tính bảo mật lên cao hơn.
Dù hướng phát triển trên có lạc quan hay không thì chắc chắn người dùng vẫn phải đợi thêm một thời gian nữa.
>>> Ảnh HEIC và JPEG có gì khác nhau?
Nguồn: Digital Trends
Dự án được công bố bởi PC Gamer và do nhóm nghiên cứu từ đại học Coburg thực hiện. Thử nghiệm theo dõi tác động của hành vi làm việc bằng VR trong suốt một tuần trên 16 ứng viên. Người tham gia sử dụng Meta Quest 2 VR kết hợp với bàn phím Logitech K830 và Chrome Remote Desktop. Sở dĩ nhóm có lựa chọn như vậy vì tính phổ biến và dễ đáp ứng của thiết bị.
Kết quả cho thấy làm việc trong môi trường thực tế ảo thời gian dài giảm 14% năng suất của người tham gia và làm tăng sự thất vọng lên hơn 40%. Ngoài ra, còn có các tác dụng phụ như gia tăng căng thẳng, lo lắng và giảm sức khỏe tinh thần. Một số người còn cảm thấy sức khỏe thể chất đi xuống với triệu chứng như đau mắt, mệt mỏi, buồn nôn và đau nửa đầu, có lẽ vì họ đeo VR quá lâu. Thực tế là đã có vài người không thể chịu nổi và phải rời thử nghiệm.
Trong thời gian qua, cuộc đua metaverse đặc biệt diễn ra sôi nổi với nhiều đại diện tên tuổi. Tuy nhiên, Microsoft gần đây đã đưa ra cảnh báo về rủi ro của môi trường làm việc ảo. Bảo mật và danh tính là hai yếu tố có nguy cơ bị tấn công nhiều nhất. Hãng cũng cho biết công nghệ xác thực nhiều tầng hay bỏ mật khẩu truyền thống có thể là phương pháp nâng tính bảo mật lên cao hơn.
Dù hướng phát triển trên có lạc quan hay không thì chắc chắn người dùng vẫn phải đợi thêm một thời gian nữa.
>>> Ảnh HEIC và JPEG có gì khác nhau?
Nguồn: Digital Trends