Bức ảnh lung linh và đầy huyền ảo của Cột sáng tạo chụp bởi kính thiên văn 10 tỷ USD

nhhgiap

Pearl
Kính viễn vọng Không gian James Webb của NASA (JWST) vừa tạo ra một màn ảo thuật với tác phẩm mới nhất chụp những Cột sáng tạo. Hàng nghìn ngôi sao dường như biến mất hoàn toàn trong bức ảnh.
Có thể tạo ra cảnh tượng hàng nghìn ngôi sao biến mất, tất cả đều là nhờ Thiết bị hồng ngoại trung bình (MIRI) của JWST, vốn rất nhạy cảm với những tầng khí và bụi được gọi là những Cột trụ sáng tạo.
Mặc dù bạn không thể thấy những ngôi sao trong bức ảnh này, nhưng chúng thực ra vẫn ở đó. Chỉ là các ngôi sao thường không lộ ra nhiều ánh sáng ở bước sóng trung hồng ngoại, thay vào đó chủ yếu là vùng cực tím, vùng có thể thấy và cận hồng ngoại. Ví dụ như trong một bức ảnh khác của cột trụ sáng tạo, được chụp bằng máy ảnh cận hồng ngoại (NIRCam) của JWST cho thấy vô số ngôi sao màu đỏ hình thành bên trong các Trụ.

Bức ảnh lung linh và đầy huyền ảo của Cột sáng tạo chụp bởi kính thiên văn 10 tỷ USD
Ánh sáng trung hồng ngoại khó làm lộ nhiều ngôi sao, nhưng nó lại làm lộ cấu trúc nguyên sơ nhất của các cột trụ, đó là những tầng dày khí và bụi. Các vùng màu đỏ ở phía trên cùng của hình ảnh này là khu vực các đám mây bụi tương đối khuếch tán. Còn những cột trụ màu xám xanh ở dưới là nơi tập trung vùng bụi dày đặc, chỗ nào bụi càng dày và lạnh thì màu sắc càng tối.
Với số lượng những cú nháy máy vào Cột trụ sáng tạo liên tục tăng lên, các nhà thiên văn học sẽ có cơ hội lớn hơn để tìm ra chính xác có bao nhiêu bụi trong khu vực này, cũng như bụi đó đến từ đâu.
Dù đã có mô hình khá tốt về Cột trụ sáng tạo, nhưng nếu có thể xác định chính xác hơn cấu trúc và thành phần của nó, các nhà thiên văn học kỳ vọng sẽ hiểu rõ về quá trình những đám mây bụi “ấp nở” các ngôi sao cho đến khi chúng sẵn sàng để chu du khắp vũ trụ.


>>>Sứ mệnh 4 tỷ USD của NASA lại bị hoãn, nghi do bị rò rỉ khí hydro

Nguồn: Discover Magazine
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top