Bức phù điêu nắm giữ những bí mật của Ai Cập cổ đại, khoa học từ cổ chí kim "đua nhau" giải mã

Ai Cập cổ đại luôn có sức hút mạnh mẽ đối với trí tưởng tượng của mọi thế hệ, bởi rất nhiều thứ đã bị chôn vùi trong quá khứ. Tuy nhiên phần lớn những gì chúng ta biết đến hiện nay về thế giới xác ướp, kim tự tháp và các lăng mộ trong nhiều thế kỷ vẫn bị "bao phủ trong im lặng" cho đến khi binh lính Pháp tình cờ phát hiện ra một phiến đá khắc vào năm 1799.

Bức phù điều bí ẩn

Hiện vật này mô tả 3 loại chữ viết cổ khác nhau, được quân đội của Napoleon tìm thấy khi đang đào móng một pháo đài ở Rosetta, nay là El-Rashid, Ai Cập. Phiến đá lớn này đã cung cấp chìa khóa để giải mã chữ tượng hình - là hệ thống chữ viết của người Ai Cập cổ đại - và mở ra những bí mật của một trong những nền văn minh lâu đời nhất thế giới.
Bức phù điêu nắm giữ những bí mật của Ai Cập cổ đại, khoa học từ cổ chí kim đua nhau giải mã
Chữ viết và ký hiệu kỳ lạ trên bức phù điêu được phát hiện
Vào thời đó, không ai có thể đọc được những hình ảnh và biểu tượng được khắc trên đá hay các hình vẽ trên các cuộn giấy cói được phát hiện trong các ngôi đền dọc sông Nile. Các học giả Ả Rập thời Trung cổ và du khách thời Phục hưng từ lâu đã coi những thứ này là nguồn cảm hứng nghiên cứu hay gợi lên trí tò mò của họ.
Nhà Ai Cập học Ilona Regulski cho biết tất cả mọi người đều nhận thấy ngay lập tức đây là một bức phù điêu quan trọng và có giá trị lớn, kể cả những người lính. Theo thỏa thuận sau thất bại của Napoleon trong khu vực, các lực lượng Anh đã vận chuyển phiến đá, được làm bằng một loại đá tối màu, giống granit được gọi là granodiorite, đến Anh và nó đến Bảo tàng Anh vào năm 1802. Sau đó, nó đã được chuyển đến các nhà Ai Cập học trên khắp châu Âu - một nỗ lực ban đầu trong việc tìm kiếm những manh mối từ cộng đồng.
Regulski nói rằng trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi phát hiện, hầu như mọi quốc gia châu Âu đều sở hữu một bản sao của bức phù điêu này. Đó là một quá trình có ý thức của các học giả để phân phối văn bản, bởi vì mọi người đều muốn đẩy nhanh quá trình nghiên cứu. Bà tin rằng nhiều học giả vào thời điểm đó đều hiểu rằng không quan trọng ai là người đầu tiên tìm ra bí mật mà quan trọng là nó được giải mã.


Bức phù điêu nắm giữ những bí mật của Ai Cập cổ đại, khoa học từ cổ chí kim đua nhau giải mã
Nhân viên bảo tàng vệ sinh hiện vật có tên "The Enchanted Basin"
Tuy nhiên, nhiệm vụ giải mã các chữ viết cổ đại này đã mất đến cả 2 thập kỷ đi đường vòng thông qua các từ điển ngôn ngữ, với rất nhiều ngã rẽ. Tảng đá có 3 loại chữ viết với hai ngôn ngữ - 14 dòng chữ tượng hình chính thức, 32 dòng bằng ngôn ngữ viết tay đơn giản, được người Ai Cập cổ đại dùng hằng ngày và 54 dòng chữ Hy Lạp cổ đại - một trong ba dòng chữ duy nhất được hiểu vào thời điểm đó.

Giải mã bí ẩn chữ viết trên bức phù điêu

Một bước đột phá lớn được tạo ra khi thanh niên người Pháp tên là Jean-François Champollion chọn tập trung vào những chữ tượng hình khoanh tròn được cho là tên của những nhân vật quan trọng của Ai Cập. Tuy vậy, sau đó, ông cảm thấy nản lòng vì quá khó khăn. Ông tạm dừng nỗ lực của mình, đắm mình trong tiếng Coptic - một ngôn ngữ sống có nguồn gốc từ tiếng Ai Cập cổ đại.

Bức phù điêu nắm giữ những bí mật của Ai Cập cổ đại, khoa học từ cổ chí kim đua nhau giải mã
Jean-François Champollion
Một người khác ở Anh, tiến sĩ Thomas Young cũng tham gia vào cuộc đua giải mã bức phù điêu, nỗ lực vào những phần được cho là "ma quái" nhất của nó. Ông chứng minh rằng phần này được tạo thành từ âm thanh cũng như các dấu hiệu hình tượng và tin rằng chữ tượng hình có một thành phần ngữ âm.
Champollion công bố bước đột phá quyết định của mình vào tháng 9 năm 1822, chứng minh rằng đó là một ngôn ngữ ngữ âm, không chỉ là một chữ viết.
Điều quan trọng mà Champollion phát hiện ra: đó không chỉ là bảng chữ cái mà còn là một hệ thống lai hoặc hỗn hợp. Có những dấu hiệu là các từ hoàn chỉnh và cả các chữ cái riêng lẻ, tất cả cùng hoạt động như một.
Bức phù điêu Rosetta đã được trưng bày trong Bảo tàng Anh từ năm 1802, sau đó trong 2 năm xảy ra thế chiến thứ nhất, nó đã được cất giữ dưới lòng đất để đảm bảo an toàn.

Bức phù điêu nắm giữ những bí mật của Ai Cập cổ đại, khoa học từ cổ chí kim đua nhau giải mã
Băng quấn xác ướp bằng vải lanh
Triển lãm có tên "Chữ tượng hình: Mở khóa Ai Cập cổ đại" được trưng bày tại Bảo tàng Anh ở London từ ngày 13 tháng 10 năm 2022 đến ngày 19 tháng 2 năm 2023. Đó là cơ hội để tôn vinh một nền văn hóa của quá khứ, giải thích tại sao người chết được ướp xác hay họ ướp như thế nào, đặc điểm của hệ thống đo lường và lưu giữ thời gian tinh vi, cùng nhiều khía cạnh thú vị khác của cuộc sống con người cổ đại.
>>>Sau 100 năm, khoa học vẫn đau đầu vì chưa giải mã hết bí ẩn trong lăng mộ Pharaoh Tutankhamun
Nguồn CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top