Buồn nhưng không biết vì sao mình buồn - có phải tôi bị trầm cảm rồi không?

V
VNR Content
Phản hồi: 0
Hầu như tất cả chúng ta đều có lúc phải trải qua những nỗi buồn không tên, dường như không bắt nguồn từ một sự kiện cụ thể nào cả. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách khắc phục như thế nào? Theo các chuyên gia, buồn bã là một cảm xúc bình thường của con người, nhưng có sự khác biệt giữa cảm giác hụt hẫng tạm thời và tình trạng buồn chán dai dẳng. Tiến sĩ Antonis Kousoulis thuộc Tổ chức Sức khỏe Tâm thần Vương quốc Anh cho biết: "Con người càng tiến hóa thì càng cảm nhận được nhiều loại cảm xúc khác nhau. Có nhiều người cảm thấy buồn bã mà không có lý do, nhưng thực chất có một số nguyên nhân cơ bản ẩn đằng sau mà họ không biết." Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân có thể là do nội tiết tố. Ở nữ giới, những thay đổi của tuổi vị thành niên, mang thai và mãn kinh đều có thể góp phần làm thay đổi nội tiết tố, gây ra cảm giác buồn bã tạm thời. Ở nam giới, những thay đổi nội tiết tố cũng có tác động tương tự.
Buồn nhưng không biết vì sao mình buồn - có phải tôi bị trầm cảm rồi không?
Thay đổi nội tiết tố có thể là nguyên nhân gây ra cảm giác buồn bã Cảm giác buồn bã không giải thích được cũng có thể liên quan đến các mối quan hệ, thiếu cảm giác được công nhận hoặc thành tựu trong công việc. Kousoulis giải thích: “Nỗi buồn liên quan rất nhiều đến cách chúng ta nhìn nhận bản thân hoặc cảm giác bế tắc với cuộc sống." Cảm xúc buồn cũng có thể tích tụ, vì vậy nỗi buồn ập đến vào một ngày nhất định có thể phản ánh những cảm xúc tiêu cực mà một người đã trải qua suốt một thời gian dài.

Phân biệt nỗi buồn và bệnh trầm cảm

Theo Kousoulis, nỗi buồn chỉ là biểu hiện dễ thấy nhất của bệnh trầm cảm. Đây là lý do chúng ta cần có hệ thống chẩn đoán để phân biệt giữa những cảm xúc tiêu cực thông thường và những các loại bệnh liên quan đến sức khỏe tâm thần. Một dấu hiệu chính của trầm cảm, trái ngược với buồn chán, là không đạt được niềm vui từ những thứ mà chúng ta thường thích, chẳng hạn như các mối quan hệ, công việc hoặc tình dục. Người bị bệnh trầm cảm, bên cạnh việc thường xuyên cảm thấy buồn bã, có cảm giác vô vọng và bi quan thì chứng mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều, chán ăn hoặc ăn quá nhiều, cảm giác kiệt sức và đau đớn cũng là những triệu chứng đáng chú ý. Đây là những tín hiệu khác cho thấy cơ thể chúng ta đang gặp phải tình trạng đau khổ sâu sắc hơn.

Nỗi buồn không phải là một điều tiêu cực

Buồn nhưng không biết vì sao mình buồn - có phải tôi bị trầm cảm rồi không?
Nhiều người ngần ngại thể hiện nỗi buồn do lo ngại bị kỳ thị Theo Tổ chức Hệ thống y tế Gundersen của Mỹ, việc ngần ngại thể hiện nỗi buồn do lo sợ bị kỳ thị cũng có thể dẫn đến việc kìm nén cảm xúc và không thể giải tỏa chúng. Kousoulis cho biết, có sự khác biệt về văn hóa trong cách xã hội nhìn nhận nỗi buồn. Trong khi Bắc Mỹ và một số quốc gia Tây Âu có nhiều khả năng tạo ra sự tích cực hơn, thái độ có thể khá khác nhau ở châu Á hoặc châu Phi, thậm chí cả Đông Âu. Ông nói thêm: “Không phải ai trên thế giới này cũng được đối xử một cách tử tế và công bằng. Tôi nghĩ rằng văn hóa cũng là một trong những nguyên nhân chính khiến những cảm xúc tiêu cực bị kỳ thị trong xã hội." Sự buồn bã không kéo dài thực chất là một cảm xúc cần thiết, thậm chí là có lợi trong một số trường hợp. Tiến sĩ Kousoulis nói: “Con người không phải là một robot được lập trình để luôn hạnh phúc. Đôi khi nỗi buồn là dấu hiệu cho thấy chúng ta đang thiếu hoặc cần một thứ gì đó”. Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra giá trị của nỗi buồn. Chẳng hạn như một nghiên cứu năm 2011 cho thấy những người làm việc tích cực nhất là những người chuyển từ tâm trạng tiêu cực sang tích cực. Hay theo một bài báo trên tạp chí năm 2007, những người có tâm trạng tiêu cực thường được tin tưởng hơn trong các mối quan hệ so với những người có tâm trạng tích cực.
Buồn nhưng không biết vì sao mình buồn - có phải tôi bị trầm cảm rồi không?
Tham gia các hoạt động xã hội là một cách hữu ích để giải tỏa nỗi buồn Một nghiên cứu khác chỉ ra rằng khung tâm trí tiêu cực có thể khiến mọi người ít bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai lệch hơn. Cuối cùng, nỗi buồn có khả năng nhắc nhở chúng ta về điều gì đó mà chúng ta đã đánh mất, nhờ đó làm tăng khả năng đồng cảm – một loại trí thông minh của con người. Có nhiều cách thiết thực để thoát khỏi cảm xúc buồn bã: viết nhật ký, nghe nhạc và dành thời gian cho bạn bè, gia đình hoặc tham gia các hoạt động nghệ thuật chính là chất xúc tác để giải tỏa nỗi buồn. >>> Khóc có lợi cho sức khỏe. Nguồn: NewsWeek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top