BYD bị cáo buộc 'ém' nợ gấp 10 lần so với công bố, khoản nợ tới 44 tỷ USD

T
Thanh Nam
Phản hồi: 0

Thanh Nam

Editor
Thành viên BQT
Gã khổng lồ xe điện Trung Quốc BYD đang phải đối mặt với những cáo buộc nghiêm trọng về việc sử dụng các khoản tài trợ cho chuỗi cung ứng để che giấu một khoản nợ khổng lồ, vượt xa con số mà công ty tự công bố. Theo tổ chức tư vấn kế toán GMT Research có trụ sở tại Hồng Kông, sự phụ thuộc của BYD vào vốn lưu động để tài trợ chuỗi cung ứng đã che đậy mức nợ tăng vọt của hãng.
1737521776269.png

GMT Research, tổ chức từng cảnh báo về tập đoàn bất động sản Evergrande, cho rằng BYD đang nghiện hình thức tài trợ này. Trong báo cáo gần đây, GMT cho biết sau khi điều chỉnh các khoản phải thu đã bị loại khỏi bảng cân đối kế toán, tổng nợ thực của BYD lên tới 323 tỷ NDT (tương đương 44,1 tỷ USD) tính đến ngày 30/6/2024. Con số này cao hơn đáng kể so với mức nợ ròng 27,7 tỷ NDT mà BYD tự công bố vào giữa năm 2024.
Việc có một khoản nợ ẩn khiến nhà đầu tư khó nắm bắt tình hình tài chính thực sự của BYD, đặc biệt trong bối cảnh thị trường xe điện tại Trung Quốc đang diễn ra cuộc chiến giá khốc liệt. Sự cạnh tranh này đã gây khó khăn cho các đối thủ nhỏ hơn nhưng lại tạo cơ hội cho các công ty lớn hơn, đồng thời khiến nhà cung ứng phụ thuộc nhiều hơn vào nhóm nhà sản xuất lớn với các điều kiện khắt khe hơn.
GMT cũng bày tỏ lo ngại về chi tiết các khoản phải trả khác của BYD, đã tăng mạnh từ 41,3 tỷ NDT vào cuối năm 2021 lên 165 tỷ NDT vào cuối năm 2023. Để so sánh, tập đoàn ô tô Geely Automobile Holdings báo cáo khoản phải trả thương mại chỉ ở mức 87,4 tỷ NDT vào năm 2023. Theo GMT, các khoản phải trả khác của BYD có thể bao gồm các khoản tài trợ chuỗi cung ứng, một hình thức mà nhà cung cấp có thể nhận thanh toán sớm với một khoản phí dịch vụ, hoặc phải chờ thời gian dài hơn để nhận tiền.
Dù cách BYD báo cáo không vi phạm chuẩn mực kế toán, các tiêu chuẩn kế toán quốc tế như GAAP của Mỹ và IFRS đã sửa đổi, yêu cầu công khai rõ ràng hơn về cách thức tài trợ này tác động đến nợ, dòng tiền và rủi ro thanh khoản.
Về rủi ro, một số nhà cung cấp có thể chấp nhận chờ đợi thanh toán vì có thể vay vốn dựa trên số tiền BYD nợ, xem đó như một dạng tài sản đảm bảo. Tuy nhiên, đối với nhà đầu tư, việc xác định bản chất và các điều khoản cụ thể của các nghĩa vụ tài chính này vẫn là một ẩn số.
Đối với BYD và các nhà sản xuất xe điện khác, thời gian thanh toán cho nhà cung cấp có thể kéo dài hàng trăm ngày. Dữ liệu cho thấy, năm 2023, BYD mất trung bình 275 ngày để thanh toán cho nhà cung cấp, trong khi chu kỳ này của các hãng xe ở khu vực khác thường chỉ từ 45 đến 60 ngày. Tesla, chẳng hạn, thường thanh toán trong vòng 90 ngày.
#bydnợtiền
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top