Cả gia đình mắc bệnh hiếm sau khi ăn cá

Y
Trung Nguyen Minh
Phản hồi: 0
Ba thành viên trong một gia đình ở Australia đều đã mắc một căn bệnh hiếm gặp sau khi ăn cá hồng hoàng được rã đông và nấu chín gần đây.
Bệnh Haff, còn được gọi là tiêu cơ vân, là một tình trạng hiếm gặp thường liên quan đến việc ăn hải sản nấu chín. Căn bệnh này làm cho mô cơ bị phá vỡ và giải phóng các thành phần sợi cơ vào máu, dẫn đến cứng cơ không rõ nguyên nhân và tăng nồng độ creatine kinase trong huyết thanh.
Theo các tác giả của một nghiên cứu gần đây thì bệnh Haff được mô tả lần đầu tiên vào năm 1924, thỉnh thoảng xuất hiện ở Hoa Kỳ và Trung Quốc. Nó thường liên quan đến việc ăn cá trâu, tôm càng và cá hồi. Gia đình này là trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở Úc.
Khoảng 10 giờ sau khi ăn cá hồng, gia đình đưa đến bệnh viện vì họ đều bị đau nhức cơ bắp ở tay chân. Người con trai cũng cho biết đi tiểu ra nước màu nâu sẫm. Tất cả các thành viên trong gia đình đều bị tiêu cơ vân, nhưng cậu con trai ngoài 20 tuổi cũng bị chấn thương thận cấp. Các nhà khoa học cho rằng có thể do anh ta ăn 2 phần cá nên tình trạng nặng hơn.
Các nhà khoa học không thực sự biết nguyên nhân gây ra tiêu cơ vân sau khi ăn hải sản. Một số suy đoán rằng “trong cá có thể chứa một loại độc tố chưa được phân lập dẫn đến tình trạng tiêu cơ vân”.
Cả gia đình mắc bệnh hiếm sau khi ăn cá
Theo tác giả của nghiên cứu trên thì đó có thể là một hợp chất giống như palytoxin. Palytoxin là một độc tố tế bào hoạt động trên các kênh ion natri-kali, hydro và canxi, và đã được phân lập ở Palythoa toxa, một loài hải quỳ, cũng như các động vật khác bao gồm san hô.
42-hydroxy-palytoxin đã được chứng minh là gây tổn thương cơ xương chuột, nhưng hiện chưa có bằng chứng về việc nó gây tiêu cơ vân ở người. Ngoài ra, đã có báo cáo về các trường hợp mắc bệnh Haff ở những người chỉ tiếp xúc với các loài cá khác như cá vẹt.
Các nhà khoa học nhận thấy rằng những con cá gây ra tình trạng này thường ăn tạp và ở vị trí cao trong chuỗi thức ăn. Điều này có thể có nghĩa là độc tố được tích lũy sinh học, chúng sẽ tăng lên theo từng ngày khi những con cá này ăn mồi của mình.
Các tác giả cho biết trong bài báo: “Trong trường hợp cụ thể này, cá hồng hoàng có chế độ ăn bao gồm cả động vật chân đầu vốn có tích tụ một số độc tố như palytoxin.
Tuy nhiên, giả thiết rằng chất độc này có liên quan đến cơ chế gây bệnh tiêu cơ vân vẫn còn đang gây tranh cãi. Nguyên nhân là chất này chỉ được phát hiện ở 1 số loài cá biển trong khi cá trâu (cá nước ngọt) cũng từng gây ra bệnh tiêu cơ vân ở người”.

Cả gia đình mắc bệnh hiếm sau khi ăn cá
Trường hợp của cậu con trai được các tác giả đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân là vì bệnh ở cậu nặng hơn ở cha mẹ và cậu cũng ăn số cá gấp đôi so với các thành viên khác trong gia đình.
Các bác sỹ lâm sàng cũng quan tâm đến tiền sử bệnh lý của các nạn nhân, bao gồm cả khả năng phơi nhiễm đến các chất độc từ chế độ ăn uống và môi trường khi gặp các trường hợp tiêu cơ vân. Tuy nhiên, kết luận cuối cùng về nguyên nhân gây bệnh trong trường hợp này vẫn chưa được đưa ra.
Theo Newsweek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top