thuha19051234
Pearl
Kể từ thời điểm SpaceX bắt đầu quá trình phóng vệ tinh Starlink, với hàng nghìn vệ tinh hoạt động cùng nhau tạo ra một mạng lưới băng thông rộng trên toàn cầu, những lo lắng đã được các nhà thiên văn học đặt ra do những tác động xấu mà chòm sao "nhân tạo" này có thể gây ra trên bầu trời. SpaceX không phải cơ quan duy nhất có kế hoạch phóng ra hàng nghìn vệ tinh trong một chòm sao, sự hiện diện đồng thời của chúng trên không có thể gây ra những hậu quả đáng lo ngại cho các quan sát thiên văn.
Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) cũng đã thông báo thành lập một trung tâm mới nhằm giải quyết vấn đề này, được gọi với cái tên Trung tâm IAU về Bảo vệ Bầu trời đêm yên tĩnh khỏi Sự can thiệp của Chòm sao Vệ tinh. Ý tưởng là tập hợp các nhà thiên văn học và các nhà khai thác vệ tinh từ các vùng địa lý khác nhau, hòng cùng giải quyết vấn đề.
Sở dĩ những chòm sao vệ tinh này nhận được nhiều sự quan tâm là bởi vì chúng được làm bằng kim loại có độ phản xạ cao, chúng phản xạ lại ánh sáng mặt trời và xuất hiện dưới dạng các chấm sáng gây cản trở các quan sát thiên văn hoặc gây nhiễu cho kính thiên văn vô tuyến. Số lượng các vệ tinh hiện nay được phóng vào vũ trụ là vô cùng lớn có khả năng bao phủ phần lớn diện tích địa cầu.
IAU cho biết rằng "Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) lo ngại sâu sắc về số lượng ngày càng tăng của các chòm sao vệ tinh được phóng và lên kế hoạch trong các quỹ đạo thấp chủ yếu của Trái đất, IAU tuân theo nguyên tắc bầu trời tối và yên tĩnh vô tuyến, không chỉ cần thiết để nâng cao hiểu biết của chúng ta về Vũ trụ, mà còn đối với di sản văn hóa của toàn nhân loại và bảo vệ động vật hoang dã về đêm. ”
Việc hình thành một trung tâm nghiên cứu mới từ IAU để tìm hiểu về vấn đề này nhận được sự ủng hộ của các tổ chức thiên văn khác, trong đó có Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh (RAS). RAS nói rằng "Các chòm sao mới đã ảnh hưởng đến thiên văn học quang học và vô tuyến. Các vệ tinh được thiết kế để cung cấp vùng phủ sóng cho toàn bộ Trái Đất, không giống như vấn đề ô nhiễm ánh sáng và nhiễu sóng vô tuyến trên mặt đất, chúng ta không thể thoát khỏi nh hưởng của chúng thông qua việc di dời đến các địa điểm xa xôi khác. Tác động xấu dễ thấy nhất là sự xuất hiện rất nhiều vạch đường mòn hơn trên các hình ảnh được ghi lại bằng các đài quan sát quang học, cả ở trên mặt đất và trong không gian. Chính điều này đã làm tăng chi phí và thời gian cho các quan sát lặp lại, thậm chí trong một số trường hợp, dữ liệu thiên văn trở nên vô dụng, việc quan sát các hiện tượng tồn tại trong thời gian ngắn là điều không thể lặp lại."
Trung tâm mới được thành lập này sẽ trở thành nơi để các nhà thiên văn học có một tiếng nói thống nhất, cùng bảo vệ bầu trời đêm.
Nguồn Digitaltrends
Liên minh Thiên văn Quốc tế (IAU) cũng đã thông báo thành lập một trung tâm mới nhằm giải quyết vấn đề này, được gọi với cái tên Trung tâm IAU về Bảo vệ Bầu trời đêm yên tĩnh khỏi Sự can thiệp của Chòm sao Vệ tinh. Ý tưởng là tập hợp các nhà thiên văn học và các nhà khai thác vệ tinh từ các vùng địa lý khác nhau, hòng cùng giải quyết vấn đề.
Sở dĩ những chòm sao vệ tinh này nhận được nhiều sự quan tâm là bởi vì chúng được làm bằng kim loại có độ phản xạ cao, chúng phản xạ lại ánh sáng mặt trời và xuất hiện dưới dạng các chấm sáng gây cản trở các quan sát thiên văn hoặc gây nhiễu cho kính thiên văn vô tuyến. Số lượng các vệ tinh hiện nay được phóng vào vũ trụ là vô cùng lớn có khả năng bao phủ phần lớn diện tích địa cầu.
Việc hình thành một trung tâm nghiên cứu mới từ IAU để tìm hiểu về vấn đề này nhận được sự ủng hộ của các tổ chức thiên văn khác, trong đó có Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh (RAS). RAS nói rằng "Các chòm sao mới đã ảnh hưởng đến thiên văn học quang học và vô tuyến. Các vệ tinh được thiết kế để cung cấp vùng phủ sóng cho toàn bộ Trái Đất, không giống như vấn đề ô nhiễm ánh sáng và nhiễu sóng vô tuyến trên mặt đất, chúng ta không thể thoát khỏi nh hưởng của chúng thông qua việc di dời đến các địa điểm xa xôi khác. Tác động xấu dễ thấy nhất là sự xuất hiện rất nhiều vạch đường mòn hơn trên các hình ảnh được ghi lại bằng các đài quan sát quang học, cả ở trên mặt đất và trong không gian. Chính điều này đã làm tăng chi phí và thời gian cho các quan sát lặp lại, thậm chí trong một số trường hợp, dữ liệu thiên văn trở nên vô dụng, việc quan sát các hiện tượng tồn tại trong thời gian ngắn là điều không thể lặp lại."
Trung tâm mới được thành lập này sẽ trở thành nơi để các nhà thiên văn học có một tiếng nói thống nhất, cùng bảo vệ bầu trời đêm.
Nguồn Digitaltrends