Các công ty Trung Quốc chiếm sóng quảng cáo Euro 2024

Bỉ Ngạn Hoa

Moderator
Các công ty Trung Quốc đã chiếm vị trí trung tâm tại giải vô địch bóng đá châu Âu thông qua quảng cáo tại sân vận động và các hợp đồng tiếp thị khác.

1721012747980.png

Theo Uefa, đơn vị tổ chức sự kiện và điều hành trận đấu ở châu Âu, 5 trong số 13 nhà tài trợ chính thức của giải đấu Euro 2024 là các công ty Trung Quốc.

“Các thương hiệu Trung Quốc đã phát triển nền tảng rất mạnh mẽ trên thị trường nội địa rộng lớn đang tìm cách mở rộng ra ngoài ranh giới và tìm cơ hội tiếp cận khán giả và thị trường mới”, Giám đốc tiếp thị Uefa Guy-Laurent Epstein cho biết.

Doanh thu từ các nhà tài trợ Trung Quốc gồm ứng dụng thanh toán Alipay của Ant Group, chợ trực tuyến AliExpress của Alibaba, nhà sản xuất điện thoại thông minh Vivo, tập đoàn điện tử tiêu dùng Hisense và nhà sản xuất xe điện BYD cũng là chìa khóa cho tham vọng thương mại của Uefa.

1721012795476.png

Theo Guy-Laurent Epstein, các doanh nghiệp Trung Quốc đã giúp Euro 2024 tạo ra doanh thu kỷ lục dự kiến hơn 600 triệu euro từ bản quyền thương mại.

Đây là mức tăng ít nhất 15% so với mức 520 triệu euro tại Euro 2020 và tăng ít nhất 24% so với mức 483 triệu euro tại Euro 2016.

Tổng cộng, Uefa kỳ vọng giải đấu Euro 2024 sẽ tạo ra hơn 2,4 tỷ euro từ các hợp đồng phát sóng, tài trợ và bán vé, cung cấp nguồn vốn quan trọng để tái đầu tư vào môn thể thao này.

Năm công ty Trung Quốc đứng cạnh các thương hiệu toàn cầu như Coca-Cola và nhà sản xuất đồ thể thao Adidas của Đức với tư cách là nhà tài trợ chính thúc đẩy doanh thu thương mại.

Các nhà tài trợ hàng đầu khác bao gồm tập đoàn dịch vụ CNTT Atos của Pháp, công ty cá cược Betano của Hy Lạp, trang web du lịch Booking.com có trụ sở tại Amsterdam, Visit Qatar, tập đoàn Lidl của Đức và thương hiệu quần áo Engelbert Strauss.

Các nhà tổ chức cho biết giải đấu sẽ thu hút lượng khán giả trực tiếp lên tới hơn 5 tỷ người trên khoảng 200 vùng lãnh thổ. Ngoài các chương trình phát sóng truyền hình truyền thống, người hâm mộ theo dõi thể thao ngày càng nhiều hơn trên mạng xã hội, nơi người ta thường xem các clip ngắn hơn.

Mặc dù Trung Quốc có thành tích kém trong bóng đá nhưng bóng đá và giải Euro lại cực kỳ được yêu thích ở nước này.

1721012846109.png

Chỉ số rating kênh thể thao của đài truyền hình quốc gia Trung Quốc CCTV đã tăng 45% trong khoảng thời gian từ ngày 14/6, khi giải đấu bắt đầu đến ngày 3/7, theo CSM Media Research.

Tại Trung Quốc, hơn 187 triệu khán giả đã theo dõi các trận đấu kể từ trận khai mạc, bất chấp sự chênh lệch múi giờ lớn với nước chủ nhà Đức.

Công nghệ cũng đã giúp thúc đẩy quảng cáo bằng cách cho phép các nhà tài trợ điều chỉnh các bảng quảng cáo trên chu vi sân cho phù hợp với các đối tượng khác nhau. Điều đó có nghĩa là người hâm mộ ở Trung Quốc nhìn thấy các quảng cáo trên màn hình của họ khác với những gì hiển thị ở sân vận động hoặc các nguồn cấp dữ liệu phát sóng khác.

Cũng như khán giả trong nước, người hâm mộ Trung Quốc sống ở nước ngoài hoặc đi du lịch để xem các trận đấu Euro 2024 cũng là một mục tiêu tiềm năng khác. Một số thương hiệu còn đặt mục tiêu lấy lòng người hâm mộ châu Âu.

Mark Tanner, giám đốc điều hành của công ty thương hiệu China Skinny có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết: “Trước đây, mục đích của các thương hiệu Trung Quốc tài trợ cho các sự kiện thể thao quốc tế lớn chủ yếu là tạo dựng uy tín với người tiêu dùng ở quê nhà. Nhưng khi ngày càng có nhiều thương hiệu sải cánh ra quốc tế, điều đó sẽ giúp xây dựng nhận thức và sự ưa thích đối với thương hiệu của họ ở các thị trường rộng lớn hơn, đồng thời củng cố sức mạnh cho thương hiệu của họ ở quê nhà”.

Ông nói thêm: “Do địa chính trị và danh tiếng về chất lượng thấp hơn, các thương hiệu Trung Quốc thường khởi đầu khó khăn ở hầu hết các nước phương Tây nên phải làm việc chăm chỉ hơn hầu hết các nước khác để tạo dựng sự ưa thích đối với thương hiệu của họ”.

Louis Hou, tổng giám đốc của Hisense & Gorenje Đức, nói với truyền thông địa phương rằng chi nhánh tập đoàn điện tử tiêu dùng Hisense của Đức đã chứng kiến doanh thu nửa đầu năm tăng 53% so với một năm trước đó.

Nhà sản xuất ô tô điện BYD, đã trở thành đối tác của Euro 2024 vào tháng 1 chỉ vài tháng sau khi có thông tin tiết lộ rằng Volkswagen có trụ sở tại Wolfsburg sẽ ngừng tài trợ cho cuộc thi mặc dù Đức đăng cai giải đấu.

1721012889926.png

Sự hợp tác của BYD với Uefa là một phần trong nỗ lực mở rộng ở châu Âu khi EU hạn chế nhập khẩu ô tô từ Trung Quốc. Tuần này, công ty đã đồng ý một thỏa thuận trị giá 1 tỷ USD để xây dựng một nhà máy sản xuất xe điện ở Thổ Nhĩ Kỳ, bổ sung vào kế hoạch phát triển một cơ sở sản xuất khác ở Hungary.
#EURO2024
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top