Hoàng Đức
Writer
Mâm ngũ quả gồm 5 loại quả có 5 màu sắc khác nhau. Con số 5 thể hiện ước muốn của người Việt Nam mới sẽ đạt ngũ phúc lâm môn: Phú, quý, thọ, khang, ninh. 5 màu sắc thể hiện ý nghĩa nguồn của cải năm phương đưa về kính lên tổ tiên. Năm màu sắc này cũng tượng trưng ngũ hành trong vũ trụ là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.
Do sự khác biệt về phong tục tập quán nên ở mỗi vùng miền có cách bày mâm ngũ quả khác nhau để thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Nếu người miền Bắc chuộng chuối, thì người miền Nam lại kỵ vì phát âm từ này giống chúi nhủi, làm ăn không phất lên được. Hay lê, táo, cam, quýt cũng không được nhiều người miền Nam dùng để bày mâm ngũ quả.
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: Mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì.
Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là để nải chuối dưới cùng, lấy các trái cây khác đỡ thế phía dưới. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, sau đó cài xen các loại quả hồng, cam, quýt…
Những điều lưu ý khi bày ngũ quả
Không nên chọn các loại quả đã chín bởi sẽ nhanh hỏng khiến mâm ngũ quả “xuống mã” nhanh, chưa hết Tết đã bị hỏng.
Nên tránh các loại quả có mùi vị đắng, cay, quá chua bởi dễ liên tưởng đến vận xui, cay đắng trong cuộc đời.
Tuyệt đối không bày các loại quả như mít, sầu riêng... bởi nhiều gai góc và có mùi quá nồng, không phù hợp không gian tâm linh.
Không nên rửa các loại quả mà chỉ nên dùng khăn ẩm lau sạch từng quả.
Để giữ nguyên ý nghĩa ngũ hành tương sinh của mâm ngũ quả, không nên cài các loại bánh kẹo vào mâm quả mà chỉ nên bày bên cạnh.
Không dùng hoa giả, quả giả bày lên ban thờ bởi sẽ tổn hại phước lộc của gia chủ.
Mâm ngũ quả ngày Tết có ý nghĩa bao trùm là thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, thể hiện lòng thành kính đối với các bậc tổ tiên. Mâm ngũ quả cúng ngày Tết cũng là yếu tố thể hiện thành quả làm việc của một năm. Ngoài ra, tùy ở những góc độ mâm ngũ quả còn có các ý nghĩa khác.
Do sự khác biệt về phong tục tập quán nên ở mỗi vùng miền có cách bày mâm ngũ quả khác nhau để thu hút tài lộc, may mắn cho gia chủ.
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Mâm ngũ quả tuy không quá quan trọng chuyện số quả lẻ hay chẵn nhưng vẫn giữ nguyên các quy ước dân gian như: Mâm ngũ quả chỉ bày quả, không đặt thêm hoa hoặc thực phẩm gì.
Cách bày mâm ngũ quả truyền thống sẽ là để nải chuối dưới cùng, lấy các trái cây khác đỡ thế phía dưới. Quả bưởi đặt giữa nải chuối, sau đó cài xen các loại quả hồng, cam, quýt…
Những điều lưu ý khi bày ngũ quả
Không nên chọn các loại quả đã chín bởi sẽ nhanh hỏng khiến mâm ngũ quả “xuống mã” nhanh, chưa hết Tết đã bị hỏng.
Nên tránh các loại quả có mùi vị đắng, cay, quá chua bởi dễ liên tưởng đến vận xui, cay đắng trong cuộc đời.
Tuyệt đối không bày các loại quả như mít, sầu riêng... bởi nhiều gai góc và có mùi quá nồng, không phù hợp không gian tâm linh.
Không nên rửa các loại quả mà chỉ nên dùng khăn ẩm lau sạch từng quả.
Để giữ nguyên ý nghĩa ngũ hành tương sinh của mâm ngũ quả, không nên cài các loại bánh kẹo vào mâm quả mà chỉ nên bày bên cạnh.
Không dùng hoa giả, quả giả bày lên ban thờ bởi sẽ tổn hại phước lộc của gia chủ.