Cách đọc hiểu các chỉ số Google Analytics GA4

Trường Sơn
Trường Sơn
Phản hồi: 0
Google Analytics 4 là công cụ theo dõi và phân tích hành vi người dùng trên website. Google Analytics 4 cung cấp những chỉ số cực kỳ quan trọng cho người làm SEO và marketing, giúp bạn hiểu rõ hơn về cách người dùng tương tác với trang web của mình.
1747809705217.png

Dưới đây là giải thích ngắn gọn và ví dụ cụ thể cho từng chỉ số:
1. Users – Người dùng
· Là gì? Số người đã truy cập website trong khoảng thời gian nhất định.
· Ví dụ: Trong 1 tháng, website bạn có 3.000 người dùng. Tức là có 3.000 người khác nhau đã truy cập trang.
· Tại sao quan trọng? Biết được tầm ảnh hưởng, độ phủ nội dung của bạn tới bao nhiêu người.
2. Sessions – Phiên truy cập
· Là gì? Một lần người dùng truy cập website (có thể xem nhiều trang trong 1 lần đó).
· Ví dụ: Nếu 1 người truy cập sáng và chiều thì tính là 2 sessions.
· Tại sao quan trọng? Giúp biết mức độ tương tác thực tế, không chỉ là “có vào” mà là “vào bao nhiêu lần”.
3. New Users – Người dùng mới
· Là gì? Người lần đầu tiên truy cập website.
· Ví dụ: Trong 1 chiến dịch quảng cáo, bạn có 1.000 new users → cho thấy chiến dịch đang thu hút người mới.
· Tại sao quan trọng? Biết được bạn có tiếp cận được khách hàng mới hay không.
4. Average Engagement Time – Thời gian tương tác trung bình
· Là gì? Trung bình người dùng dành bao nhiêu thời gian để thực sự tương tác với website (không chỉ mở rồi để đó).
· Ví dụ: Trung bình 2 phút/lượt truy cập → có thể nội dung bạn hữu ích, giữ chân người đọc.
· Tại sao quan trọng? Đánh giá độ “dính” của nội dung với người dùng.
5. Bounce Rate – Tỷ lệ thoát
· Là gì? Phần trăm người vào một trang rồi thoát ngay mà không xem trang nào khác.
· Ví dụ: Trang sản phẩm A có bounce rate 80% → nghĩa là nội dung không đủ hấp dẫn, người vào rồi thoát luôn.
· Tại sao quan trọng? Tỷ lệ cao nghĩa là nội dung chưa thuyết phục hoặc trải nghiệm chưa tốt.
6. Session Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi theo phiên
· Là gì? Phần trăm phiên truy cập có dẫn đến hành động mong muốn (mua hàng, đăng ký...).
· Ví dụ: Có 500 phiên truy cập, 25 người đặt hàng → tỷ lệ chuyển đổi là 5%.
· Tại sao quan trọng? Đo lường hiệu quả thực tế của nội dung trong việc thúc đẩy hành vi.
7. Entrances – Lượt vào trang
· Là gì? Số phiên bắt đầu từ một trang cụ thể.
· Ví dụ: Trang blog SEO có 1.000 lượt vào → chứng tỏ nó là cửa ngõ tiếp cận người dùng.
· Tại sao quan trọng? Biết trang nào là “cửa chính” để cải thiện thêm hoặc chạy quảng cáo hiệu quả hơn.
8. Exits – Lượt thoát
· Là gì? Số lượt thoát ra khỏi trang đó.
· Ví dụ: Trang “Liên hệ” có tỷ lệ thoát cao → có thể tốt (đã hoàn thành hành động), hoặc xấu (chưa có gì hấp dẫn tiếp).
· Tại sao quan trọng? Biết trang nào khiến người dùng dừng lại, để tối ưu trải nghiệm.
9. Views Per User – Số trang trung bình mỗi người xem
· Là gì? Trung bình mỗi người xem bao nhiêu trang.
· Ví dụ: Trung bình mỗi người xem 4 trang → chứng tỏ nội dung dẫn dắt tốt.
· Tại sao quan trọng? Đo sự hấp dẫn và khả năng “dẫn tour” trên website.
10. Engaged Sessions – Phiên tương tác
· Là gì? Phiên có ít nhất 2 trang, hoặc kéo dài hơn 10s, hoặc có hành động chuyển đổi.
· Ví dụ: 60% phiên là tương tác thực sự → chứng tỏ nội dung không bị “lướt cho có”.
· Tại sao quan trọng? Cho thấy bạn đang thực sự giữ chân người dùng.
11. Engagement Rate – Tỷ lệ tương tác
· Là gì? Tỷ lệ giữa số phiên tương tác so với tổng số phiên. Giúp bạn đo lường mức độ tương tác thực sự của người dùng trên website
· Ví dụ: 500/1.000 phiên là tương tác → engagement rate là 50%. Nếu Engagement Rate là 70%, thì Bounce Rate sẽ là 30%
· Tại sao quan trọng? Đánh giá chất lượng nội dung website.
12. Returning Users – Người dùng quay lại
· Là gì? Người đã truy cập website nhiều hơn 1 lần trong khoảng thời gian nhất định.
· Ví dụ: Có 2.000 người quay lại → nội dung bạn đang xây dựng được sự trung thành.
· Tại sao quan trọng? Biết được nội dung, dịch vụ có “đáng để quay lại” hay không.
Tổng kết dành cho người mới làm SEO:
· Hãy thường xuyên theo dõi các chỉ số như users, bounce rate, engaged sessions và conversion rate.
· Nội dung SEO không chỉ để “lên top” mà phải giữ chân và chuyển đổi người đọc.
· Sử dụng Google Analytics 4 như một công cụ “soi gương” để biết mình đang làm tốt ở đâu và cần tối ưu gì.
Đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích với bạn! (Nguyễn Bá Vinh)
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
http://textlink.linktop.vn/?adslk=aHR0cHM6Ly92bnJldmlldy52bi90aHJlYWRzL2NhY2gtZG9jLWhpZXUtY2FjLWNoaS1zby1nb29nbGUtYW5hbHl0aWNzLWdhNC42MTY1OS8=
Top