Công nghệ truyền tải là nguyên nhân chính gây trễ tín hiệu, tạo ra chênh lệch thời gian giữa các thiết bị phát.
Những trận cầu lớn luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo người hâm mộ. Tuy nhiên, bạn có thể khó chịu vì phải nghe âm thanh ăn mừng từ nhà hàng xóm trước khi cầu thủ ghi bàn trên thiết bị mình đang xem. Chênh lệch về tốc độ truyền tín hiệu dạng này chủ yếu được gây ra bởi nguồn cấp.
Cụ thể, hiện tại có 3 dạng phát sóng truyền hình chính gồm sóng vô tuyến (analog), truyền hình kỹ thuật số và ứng dụng OTT. Riêng phần truyền hình số bao gồm các dạng tín hiệu đi qua cáp, số mặt đất và vệ tinh.
Công nghệ truyền tải ảnh hưởng đến tốc độ tín hiệu hình ảnh.
Thông thường, sóng vô tuyến có tốc độ truyền tải nhanh nhất, bởi TV cách tháp phát sóng một khoảng cách nhất định. Do đó, tín hiệu nhận gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, công nghệ này đã lỗi thời, dù tốc độ cao nhưng chất lượng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và các vật cản.
Theo BuffaloNews, truyền hình cáp có tốc độ chỉ kém sóng vô tuyến. Công nghệ này đảm bảo được tốc độ cao và ổn định, bởi là mạng có dây. Truyền hình cáp cũng bao gồm cả việc truyền tín hiệu kỹ thuật số và analog. Dạng tín hiệu analog có tốc độ cao hơn vì không cần giải mã như tín hiệu kỹ thuật số, nhưng dễ bị nhiễu.
Ngoài truyền hình cáp kỹ thuật số, tín hiệu dạng này còn có lựa chọn mặt đất và vệ tinh. Cụ thể, truyền hình số mặt đất, DVB-T2 là công nghệ được áp dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Dạng tín hiệu này có khoảng cách truyền tải xa và chất lượng tốt, đạt chuẩn HD. Tuy nhiên, tốc độ có thể bị ảnh hưởng bởi việc cần thêm bước giải mã.
Tương tự, công nghệ truyền hình số vệ tinh cũng cần có bộ giải mã, nhưng tốc độ chậm hơn vì nguồn tín hiệu được đưa từ đài truyền hình lên vệ tinh ở độ cao hơn 35.000 km về ngược lại trái đất.
Trong khi đó, việc xem truyền hình thông qua các ứng dụng OTT (Over The Top), truyền tải trên Internet bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bằng phương pháp này, nội dung có thể được hiển thị trên TV, máy tính hay điện thoại di động, bằng trình duyệt web hoặc các ứng dụng như FPT Play, YouTube, VTV Go…
Các công nghệ truyền hình phổ biến. Ảnh: Eutelsat.
Nội dung người dùng xem trên ứng dụng OTT thực tế được chuyển tiếp từ một nguồn phát kỹ thuật số khác, trải qua nhiều bước đóng gói, giải nén tín hiệu nên sẽ gây ra độ trễ.
Ngoài ra, tốc độ đường truyền Internet cũng bị ảnh hưởng khi có quá nhiều người truy cập. Cụ thể, cả ở phía nguồn phát và đầu cuối xem trực tiếp đều bị quá tải khi có nhiều người cùng sử dụng, dẫn đến chậm trễ.
Do đó, sóng vô tuyến truyền thống có tốc độ nhanh nhất nhưng nhiều điểm yếu. Truyền hình cáp, vệ tinh hay số mặt đất có tốc độ tín hiệu tương đương và chất lượng hình ảnh tốt. Riêng việc xem truyền hình qua Internet có độ trễ cao hơn đáng kể bởi tốn nhiều bước xử lý và bị ảnh hưởng bởi đường truyền, máy chủ.
Theo Xuân Sang/Zingnews
Những trận cầu lớn luôn nhận được sự quan tâm, theo dõi của đông đảo người hâm mộ. Tuy nhiên, bạn có thể khó chịu vì phải nghe âm thanh ăn mừng từ nhà hàng xóm trước khi cầu thủ ghi bàn trên thiết bị mình đang xem. Chênh lệch về tốc độ truyền tín hiệu dạng này chủ yếu được gây ra bởi nguồn cấp.
Cụ thể, hiện tại có 3 dạng phát sóng truyền hình chính gồm sóng vô tuyến (analog), truyền hình kỹ thuật số và ứng dụng OTT. Riêng phần truyền hình số bao gồm các dạng tín hiệu đi qua cáp, số mặt đất và vệ tinh.
Thông thường, sóng vô tuyến có tốc độ truyền tải nhanh nhất, bởi TV cách tháp phát sóng một khoảng cách nhất định. Do đó, tín hiệu nhận gần như ngay lập tức. Tuy nhiên, công nghệ này đã lỗi thời, dù tốc độ cao nhưng chất lượng kém, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết và các vật cản.
Theo BuffaloNews, truyền hình cáp có tốc độ chỉ kém sóng vô tuyến. Công nghệ này đảm bảo được tốc độ cao và ổn định, bởi là mạng có dây. Truyền hình cáp cũng bao gồm cả việc truyền tín hiệu kỹ thuật số và analog. Dạng tín hiệu analog có tốc độ cao hơn vì không cần giải mã như tín hiệu kỹ thuật số, nhưng dễ bị nhiễu.
Ngoài truyền hình cáp kỹ thuật số, tín hiệu dạng này còn có lựa chọn mặt đất và vệ tinh. Cụ thể, truyền hình số mặt đất, DVB-T2 là công nghệ được áp dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay. Dạng tín hiệu này có khoảng cách truyền tải xa và chất lượng tốt, đạt chuẩn HD. Tuy nhiên, tốc độ có thể bị ảnh hưởng bởi việc cần thêm bước giải mã.
Tương tự, công nghệ truyền hình số vệ tinh cũng cần có bộ giải mã, nhưng tốc độ chậm hơn vì nguồn tín hiệu được đưa từ đài truyền hình lên vệ tinh ở độ cao hơn 35.000 km về ngược lại trái đất.
Trong khi đó, việc xem truyền hình thông qua các ứng dụng OTT (Over The Top), truyền tải trên Internet bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Bằng phương pháp này, nội dung có thể được hiển thị trên TV, máy tính hay điện thoại di động, bằng trình duyệt web hoặc các ứng dụng như FPT Play, YouTube, VTV Go…
Nội dung người dùng xem trên ứng dụng OTT thực tế được chuyển tiếp từ một nguồn phát kỹ thuật số khác, trải qua nhiều bước đóng gói, giải nén tín hiệu nên sẽ gây ra độ trễ.
Ngoài ra, tốc độ đường truyền Internet cũng bị ảnh hưởng khi có quá nhiều người truy cập. Cụ thể, cả ở phía nguồn phát và đầu cuối xem trực tiếp đều bị quá tải khi có nhiều người cùng sử dụng, dẫn đến chậm trễ.
Do đó, sóng vô tuyến truyền thống có tốc độ nhanh nhất nhưng nhiều điểm yếu. Truyền hình cáp, vệ tinh hay số mặt đất có tốc độ tín hiệu tương đương và chất lượng hình ảnh tốt. Riêng việc xem truyền hình qua Internet có độ trễ cao hơn đáng kể bởi tốn nhiều bước xử lý và bị ảnh hưởng bởi đường truyền, máy chủ.
Theo Xuân Sang/Zingnews