Cải tạo cầu Long Biên như thế nào?

Trung Đào

Writer
Chính phủ Pháp tài trợ Hà Nội dự án "Hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên", đến cuối tháng 6/2022 Hà Nội mới thành lập tổ chuyên gia triển khai dự án này.
Được biết từ cách đây hơn một năm, vào tháng 4/2021, đại sứ Pháp Nicolas Warnery đã có buổi làm việc với ông Chu Ngọc Anh, Chủ tịch Hà Nội khi đó (hiện đã bị bắt tạm giam), bày tỏ Pháp mong muốn được tham gia tích cực vào dự án cải tạo cây cầu mang tính biểu tượng của Hà Nội này.
Cải tạo cầu Long Biên như thế nào?
Cầu Long Biên do thực dân Pháp xây dựng từ năm 1898 đến 1902 với chiều dài 2.290 m bắc qua sông Hồng. Đến nay, cầu đã hư hỏng nặng nề, mặt cầu vá chằng vá đụp nhưng vẫn không xuể. Mới đây nhất, chính quyền đã phải lập rào chắn xe ba gác, ô tô.
Do cầu xuống cấp nặng nề, trước đây có một số ý kiến cho rằng nên phá dỡ cầu Long Biên. Nhưng cuối cùng, thành phố đã “chốt hạ” bảo tồn cây cầu này, xây một cầu đường sắt mới ở gần đó.
Tuy nhiên, sau hàng chục năm, cầu Long Biên ngày càng già nua mà Hà Nội vẫn chưa thể làm gì để bảo tồn cây cầu này. Động thái mới nhất là hôm qua thành phố lập tổ chuyên gia triển khai dự án hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên. Tổ chuyên gia có trách nhiệm phối hợp với Đại sứ quán Pháp nghiên cứu, đề xuất và triển khai các hoạt động nghiên cứu cải tạo cầu Long Biên thuộc lĩnh vực quản lý của cơ quan; xây dựng nội dung dự án hỗ trợ nghiên cứu, cải tạo cầu Long Biên làm cơ sở để Sở GTVT Hà Nội báo cáo TP Hà Nội thực hiện các thủ tục tiếp nhận, triển khai dự án hỗ trợ kỹ thuật theo quy định về quản lý nguồn vốn ODA và các quy định pháp luật liên quan.

>> Cầu Long Biên thủng lỗ chỗ là tại "dân dừng lại chụp ảnh gây áp lực cho kết cấu mặt cầu"?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top