"Cẩm nang" những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless

Nhờ sự tiện lợi và chất lượng liên tục được cải thiện, tai nghe true wireless đã từ một phụ kiện xa xỉ dần trở thành thứ rất dễ tiếp cận với phần lớn người tiêu dùng ngày nay.
Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Tuy nhiên, cũng chính vì việc trên thị trường có quá nhiều mẫu mã, đôi khi ngay cả những người dùng trẻ sành công nghệ cũng gặp khó khăn trong việc lựa chọn một sản phẩm phù hợp với bản thân. Trong bài viết này, mình muốn chia sẻ một số điều cần lưu ý trước khi bạn quyết định chọn mua một chiếc tai nghe true wireless Xem thêm: Trong túi chỉ có 2 triệu đồng, mua tai nghe true wireless nào ngon bổ rẻ?

Hãy ưu tiên thiết kế​

Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Chưa nói đến những thông số kỹ thuật hào nhoáng hay giá bán, một chiếc tai nghe true wireless chỉ đáng mua nếu chúng mang lại cảm giác đeo thoải mái nhất có thể. Trên thị trường có rất nhiều tai nghe true wireless khác nhau, nhưng về kiểu dáng thiết kế, chúng được chia thành hai loại chính là in-ear và earbud (trong bài viết này mình sẽ không đề cập đến các loại headphone không dây).
Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Tai nghe in-ear: Loại tai nghe có ống dẫn và đưa phần loa phát âm thanh vào sâu trong ống tai, thường có đệm cao su. Ưu điểm là khả năng cách âm bị động tốt hơn, âm thanh có bass trầm hơn nhưng đeo lâu sẽ nhanh mỏi hơn. Việc chọn đúng kích cỡ đệm cao su cũng đặc biệt quan trọng đối với chất âm của chiếc tai nghe. -Một số tai nghe in-ear true wireless tiêu biểu: Apple AirPods Pro gen 2, Sony WF-1000XM4, JBL Live Pro 2,...
Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Tai nghe earbuds: Không có ống dẫn, củ loa tai nghe sẽ chỉ bám vào vành ngoài của tai nên không có nút cao su. Tai nghe earbuds có cảm giác đeo thoải mái hơn, không bị mỏi và bí bách, nhưng khả năng chống ồn kém và kén người nghe, những ai có ống tai nhỏ sẽ không thể gắn vừa vào vành tai. -Một số tai nghe earbuds true wireless tiêu biểu: Apple AirPods 3, Marshall Minor III,... Hiện tại, tai nghe kiểu in-ear đang phổ biến hơn rất nhiều vì chất âm vượt trội hơn. Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen sử dụng tai nghe true wireless trong thời gian dài, những tai nghe earbuds sẽ mang lại cảm giác đeo thoải mái hơn và đáng mua hơn, ngay cả khi phải đánh đổi bằng chất âm.

Khả năng kháng nước đến đâu?​

Sự tiện lợi của tai nghe true wireless biến nó trở thành một phụ kiện lý tưởng khi tập thể thao. Nếu bạn đang tìm mua một tai nghe true wireless để nghe nhạc mỗi khi tới phòng gym, hãy xem xét khả năng kháng nước của chúng.
Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Phần lớn tai nghe true wireless ngày nay, kể cả những sản phẩm phân khúc phổ thông đến từ các nhà sản xuất Trung Quốc cũng đã có thể kháng nước, đạt chuẩn IPX4 chống chịu mồ hôi hoặc mưa nhỏ. Những mẫu tai nghe cao cấp hơn có thể đạt chuẩn IPX6, nhưng nếu bạn muốn một tai nghe để dùng khi bơi lội thì phải tìm những sản phẩm chuyên dụng.

Khả năng kết nối và codec hỗ trợ​

Một lý do khiến nhiều người vẫn trung thành với tai nghe có dây là bởi tính ổn định của chúng. Tai nghe true wireless, dù liên tục được nâng cấp về công nghệ bluetooth và khả năng kết nối, trong một số trường hợp vẫn có tình trạng kết nối chập chờn gây khó chịu. Tai nghe true wireless ngày nay có 2 kiểu kết nối, một là kiểu cả hai tai kết nối với điện thoại/máy nghe nhạc cùng lúc, loại kia là một tai kết nối với điện thoại rồi sau đó kết nối nó với tai nghe còn lại. Tình trạng chập chờn, mất kết nối thường diễn ra ở kiểu kết nối thứ hai hơn.
Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Tiếp theo là codec, hay bộ giải mã tín hiệu. Những tai nghe giá rẻ thường chỉ hỗ trợ các codec SBC và AAC đã cũ và tốc độ truyền tải không cao. Những tai nghe đời mới, cao cấp hơn hỗ trợ những codec như aptX HD, aptX Adaptive, LDAC với tốc độ truyền tải cao hơn, cho phép truyền âm thanh có độ chi tiết tốt hơn với độ trễ thấp hơn. Tuy nhiên, bạn sẽ cần đảm bảo rằng cả tai nghe lẫn thiết bị nghe nhạc của bạn đều hỗ trợ những codec mới thì mới có thể sử dụng chúng. Một trường hợp có phần ngoại lệ là Samsung, tuy các điện thoại cao cấp của hãng dùng chip Qualcomm nhưng chúng sẽ không hỗ trợ codec aptX HD và aptX Adaptive.

Thời lượng pin có đủ "trâu"?​

Một lý do nữa mà những audiophile nói không với tai nghe true wireless là thời lượng pin và việc phải sạc pin. Thời kỳ đầu của tai nghe true wireless, chúng thường có thời lượng pin không quá ấn tượng, chỉ nghe nhạc được khoảng 3-4 tiếng là phải sạc, khiến trải nghiệm sử dụng bị gián đoạn.
Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Ngày nay, thời lượng pin của tai nghe true wireless đã được cải thiện đáng kể, không khó để tìm thấy những tai nghe cung cấp tới 7-8 tiếng cho mỗi lần sạc. Bạn nên chọn những tai nghe có thời lượng pin càng lâu càng tốt, vì phải sạc ít hơn cũng đồng nghĩa pin sẽ lâu bị chai hơn.

Có chống ồn chủ động không? Khả năng triệt tiêu tiếng ồn ra sao?​

Từng là một tính năng "độc quyền" trên những tai nghe true wireless cao cấp, chống ồn chủ động (Active Noise Cancelling - ANC) đã trở thành một tính năng phổ biến mà bạn có thể tìm thấy ở những sản phẩm tầm giá 1 triệu đồng.
Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Có hai điều cần lưu ý về khả năng chống ồn của tai nghe true wireless: Khả năng triệt tiêu âm thanh đến đâu, và có thể điều chỉnh được hay không. Chẳng hạn, những tai nghe cao cấp của EarFun có khả năng chống ồn tới 42 dB. Hay những tai nghe của Samsung, Huawei có khả năng điều chỉnh mức độ chống ồn dựa trên môi trường xung quanh.

Chất lượng đàm thoại​

Ngày nay, chất lượng đàm thoại của tai nghe true wireless đã được cải tiến đáng kể: không còn những tai nghe chỉ có thể đàm thoại bằng một bên tai, và ngay cả những sản phẩm giá rẻ cũng bắt đầu trang bị khả năng khử tiếng ồn giọng nói. Một số sản phẩm còn trang bị nhiều mic để tăng chất lượng đàm thoại, đó là những thứ bạn nên cân nhắc nếu thường xuyên gọi điện hoặc họp trực tuyến.

Ứng dụng và các chức năng thông minh đi kèm​

Cẩm nang những điều cần lưu ý khi mua tai nghe true wireless
Không phải tai nghe true wireless nào trên thị trường cũng được nhà sản xuất hỗ trợ ứng dụng đi kèm. Qua ứng dụng, chúng ta có thể theo dõi thời lượng pin còn lại của tai nghe và hộp sạc, cũng như tiến hành những tùy chỉnh liên quan đến thao tác cảm ứng, cập nhật firmware, equalizer,... Về tính năng trợ lý ảo, hầu hết tai nghe ngày nay đều đã hỗ trợ. Dù vậy, những tai nghe đến từ nhà sản xuất Trung Quốc có thể không hỗ trợ Google Assistant. Theo bạn, còn điều gì mà chúng ta cần lưu ý khi chọn mua tai nghe true wireless hay không? Hãy chia sẻ trong phần bình luận bên dưới nhé!
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top