Hail the Judge
Ta chơi xong không trả tiền, vậy đâu có gọi là bán
Ẩn mình trong vùng núi phía bắc Lào là một trong những địa điểm khảo cổ bí ẩn nhất ở Đông Nam Á - Cánh đồng Chum. Cảnh quan thời tiền sử này bao gồm hàng nghìn chiếc chum đá cổ nằm rải rác khắp các thung lũng vùng cao và chân đồi của cao nguyên Xiangkhouang.
Trên cao nguyên Xiangkhouang, Lào, ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt là một di sản bí ẩn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới: Cánh đồng chum. Nơi đây sở hữu hàng nghìn chiếc chum đá khổng lồ với kích thước và hình dạng khác nhau, rải rác trên một diện tích rộng lớn.
Được chạm khắc từ đá nguyên khối, chúng có chiều cao và chiều rộng thay đổi từ 1-3 mét (3-10 ft). Hầu hết chúng đều có hình trụ với đáy rộng và đỉnh nhỏ hơn, cho thấy chúng có thể có nắp đậy, mặc dù một số ít được tìm thấy còn nguyên vẹn. Một chiếc chum thậm chí còn có một bức phù điêu được chạm khắc phức tạp mô tả nhân vật “người ếch” bí ẩn.
Cánh đồng chum (Xiêng Khoảng, Bắc Lào) với hàng nghìn chiếc chum đá bí ẩn nằm rải rác ở 52 điểm trên cao nguyên Mương Phuôn từ lâu là địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Đến nay, đây vẫn là địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới.
Cánh đồng chum có niên đại từ thời đồ sắt (năm 500 trước CN – 500) và bao gồm ít nhất 3.000 chum đá khổng lồ với niên đại 2.500 năm, cao ba mét và nặng vài tấn. Phần lớn các chum được tạo thành từ sa thạch trong khi một số khác làm bằng đá granite và đá vôi cứng hơn.
Do các chum có vành ở miệng, các nhà khảo cổ cho rằng, lúc đầu tất cả chúng đều có nắp đậy. Dù vài chiếc nắp đá đã được ghi nhận, nhiều khả năng chất liệu chính mà người cổ đại sử dụng để che miệng chum là gỗ hoặc cây mây.
Người cổ đại tạo ra những chiếc chum với trình độ hiểu biết nhất định về vật liệu và phương pháp phù hợp. Nhiều khả năng họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo dù chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này. Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những chiếc chum cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng của chúng.
Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để kỷ niệm chiến thắng của vua thiện Khun Jeuam chống lại vua ác Chao Angka.
Một số nhà khoa học giữ ý kiến cho rằng, những chiếc chum được sử dụng để trữ nước mưa trong đợt gió mùa. Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia khảo cổ tin chúng là những bình đựng di cốt. Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật trong nhiều năm đã giúp củng cố giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ quanh những chiếc chum đá.
Theo các nhà khảo cổ, những chiếc chum là nơi đặt xác người chết. Đây là một tập tục phổ biến ở Lào và Thái Lan. Các mô mềm trên xác chết đặt trong chum sẽ phân hủy và cơ thể khô dần trước khi hỏa táng. Sau đó, tro cốt được đặt lại vào bình đựng, hoặc chôn ở một nơi thiêng liêng. Chiếc chum rỗng sẽ được dùng để chứa xác chết khác.
Các nhà khảo cổ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu của họ đang bị chậm lại do cánh đồng chum là một trong những khu vực khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Nằm rải rác trên khắp cánh đồng là hàng nghìn quả bom chưa phát nổ, mìn và các loại đạn dược, chiếm hơn 35% diện tích đất toàn tỉnh và tiếp tục đe dọa tính mạng của 200.000 người dân đang sống tại Xieng Khouang.
Những năm gần đây, các cuộc nghiên cứu tại một số địa điểm an toàn đã được tiến hành và các nhà khảo cổ học đang có khám phá quan trọng về những chiếc chum bằng đá giữa thiên nhiên. Điều khó lý giải là một số trong đó đứng riêng lẻ, nhưng có những chum được tập hợp thành nhóm lớn.
Trong một bài báo đăng trên PLOS One, nhóm nghiên cứu quốc tế cho hay, cho đến nay, người ta vẫn chưa thể ước tính thời điểm những chiếc chum này xuất hiện ở đây và nguồn gốc của các khối đá. Theo nhóm này, sử dụng một kỹ thuật là Phát quang kích thích quang học (OSL) nhằm xác định niên đại của các chum đá, kết quả cho thấy có thể chúng có từ cuối thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
Tại một số địa điểm còn tìm được hài cốt là bằng chứng về việc chôn cất. Với phương pháp carbon phóng xạ, nhóm nghiên cứu xác định, các hài cốt có từ thế kỷ 9-13. Từ những bằng chứng mới nhất này, có thể cánh đồng Chum đã tồn tại từ trước khi việc mai táng diễn ra ở đây hàng ngàn năm, nhưng mục đích, ý nghĩa của chúng là gì thì vẫn chưa ai biết được.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây đã phát hiện hoạt động mai táng đã tồn tại ở đây từ khi có các chiếc chum. Cho nên, các nhà khảo cổ sẽ nghiên cứu rộng hơn để tìm ra hoạt động của con người với các chum liên tục từ khi chúng bắt đầu có.
Một bí ẩn khác mà nhiều người muốn biết là làm thế nào để những chum đá lớn có thể được đưa đến vị trí hiện tại. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể các chum xuất phát từ một mỏ đá cách cánh đồng Chum 8km. Nhưng nền văn minh cổ đại làm sao để chuyển chum (có cái nặng 30 tấn) đến đây vẫn là ẩn số cần nghiên cứu.
Bí ẩn về cánh đồng chum ở Lào vẫn còn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và du khách. Mặc dù chưa có lời giải đáp chính xác cho mục đích sử dụng của những chiếc chum đá khổng lồ này, nhưng giá trị lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp độc đáo của di sản này đã biến nó trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Lào.
Trên cao nguyên Xiangkhouang, Lào, ẩn mình giữa những ngọn đồi xanh mướt là một di sản bí ẩn thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới: Cánh đồng chum. Nơi đây sở hữu hàng nghìn chiếc chum đá khổng lồ với kích thước và hình dạng khác nhau, rải rác trên một diện tích rộng lớn.
Được chạm khắc từ đá nguyên khối, chúng có chiều cao và chiều rộng thay đổi từ 1-3 mét (3-10 ft). Hầu hết chúng đều có hình trụ với đáy rộng và đỉnh nhỏ hơn, cho thấy chúng có thể có nắp đậy, mặc dù một số ít được tìm thấy còn nguyên vẹn. Một chiếc chum thậm chí còn có một bức phù điêu được chạm khắc phức tạp mô tả nhân vật “người ếch” bí ẩn.
Cánh đồng chum (Xiêng Khoảng, Bắc Lào) với hàng nghìn chiếc chum đá bí ẩn nằm rải rác ở 52 điểm trên cao nguyên Mương Phuôn từ lâu là địa điểm du lịch văn hóa, lịch sử nổi tiếng. Đến nay, đây vẫn là địa điểm khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới.
Cánh đồng chum có niên đại từ thời đồ sắt (năm 500 trước CN – 500) và bao gồm ít nhất 3.000 chum đá khổng lồ với niên đại 2.500 năm, cao ba mét và nặng vài tấn. Phần lớn các chum được tạo thành từ sa thạch trong khi một số khác làm bằng đá granite và đá vôi cứng hơn.
Do các chum có vành ở miệng, các nhà khảo cổ cho rằng, lúc đầu tất cả chúng đều có nắp đậy. Dù vài chiếc nắp đá đã được ghi nhận, nhiều khả năng chất liệu chính mà người cổ đại sử dụng để che miệng chum là gỗ hoặc cây mây.
Người cổ đại tạo ra những chiếc chum với trình độ hiểu biết nhất định về vật liệu và phương pháp phù hợp. Nhiều khả năng họ sử dụng đục sắt để gọt đẽo dù chưa có bằng chứng xác nhận giả thuyết này. Các nhà khoa học biết rất ít về tác giả của cánh đồng chum khổng lồ. Bản thân những chiếc chum cũng không cung cấp nhiều gợi ý về xuất xứ hay mục đích sử dụng của chúng.
Theo truyền thuyết địa phương, những chiếc chum do người khổng lồ tạo ra vì vua của họ cần tìm nơi cất rượu gạo. Số rượu này được đưa đến để kỷ niệm chiến thắng của vua thiện Khun Jeuam chống lại vua ác Chao Angka.
Một số nhà khoa học giữ ý kiến cho rằng, những chiếc chum được sử dụng để trữ nước mưa trong đợt gió mùa. Tuy nhiên, phần lớn chuyên gia khảo cổ tin chúng là những bình đựng di cốt. Cuộc khai quật của các nhà khảo cổ Lào và Nhật trong nhiều năm đã giúp củng cố giả thuyết này khi phát hiện nhiều hài cốt, đồ bồi táng và gốm sứ quanh những chiếc chum đá.
Theo các nhà khảo cổ, những chiếc chum là nơi đặt xác người chết. Đây là một tập tục phổ biến ở Lào và Thái Lan. Các mô mềm trên xác chết đặt trong chum sẽ phân hủy và cơ thể khô dần trước khi hỏa táng. Sau đó, tro cốt được đặt lại vào bình đựng, hoặc chôn ở một nơi thiêng liêng. Chiếc chum rỗng sẽ được dùng để chứa xác chết khác.
Các nhà khảo cổ vẫn chưa đưa ra kết luận cuối cùng. Tuy nhiên, công việc nghiên cứu của họ đang bị chậm lại do cánh đồng chum là một trong những khu vực khảo cổ nguy hiểm nhất thế giới. Nằm rải rác trên khắp cánh đồng là hàng nghìn quả bom chưa phát nổ, mìn và các loại đạn dược, chiếm hơn 35% diện tích đất toàn tỉnh và tiếp tục đe dọa tính mạng của 200.000 người dân đang sống tại Xieng Khouang.
Những năm gần đây, các cuộc nghiên cứu tại một số địa điểm an toàn đã được tiến hành và các nhà khảo cổ học đang có khám phá quan trọng về những chiếc chum bằng đá giữa thiên nhiên. Điều khó lý giải là một số trong đó đứng riêng lẻ, nhưng có những chum được tập hợp thành nhóm lớn.
Trong một bài báo đăng trên PLOS One, nhóm nghiên cứu quốc tế cho hay, cho đến nay, người ta vẫn chưa thể ước tính thời điểm những chiếc chum này xuất hiện ở đây và nguồn gốc của các khối đá. Theo nhóm này, sử dụng một kỹ thuật là Phát quang kích thích quang học (OSL) nhằm xác định niên đại của các chum đá, kết quả cho thấy có thể chúng có từ cuối thiên niên kỷ thứ 2 trước Công nguyên.
Tại một số địa điểm còn tìm được hài cốt là bằng chứng về việc chôn cất. Với phương pháp carbon phóng xạ, nhóm nghiên cứu xác định, các hài cốt có từ thế kỷ 9-13. Từ những bằng chứng mới nhất này, có thể cánh đồng Chum đã tồn tại từ trước khi việc mai táng diễn ra ở đây hàng ngàn năm, nhưng mục đích, ý nghĩa của chúng là gì thì vẫn chưa ai biết được.
Tuy nhiên, những nghiên cứu trước đây đã phát hiện hoạt động mai táng đã tồn tại ở đây từ khi có các chiếc chum. Cho nên, các nhà khảo cổ sẽ nghiên cứu rộng hơn để tìm ra hoạt động của con người với các chum liên tục từ khi chúng bắt đầu có.
Một bí ẩn khác mà nhiều người muốn biết là làm thế nào để những chum đá lớn có thể được đưa đến vị trí hiện tại. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể các chum xuất phát từ một mỏ đá cách cánh đồng Chum 8km. Nhưng nền văn minh cổ đại làm sao để chuyển chum (có cái nặng 30 tấn) đến đây vẫn là ẩn số cần nghiên cứu.
Bí ẩn về cánh đồng chum ở Lào vẫn còn là một chủ đề thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu và du khách. Mặc dù chưa có lời giải đáp chính xác cho mục đích sử dụng của những chiếc chum đá khổng lồ này, nhưng giá trị lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp độc đáo của di sản này đã biến nó trở thành một điểm đến không thể bỏ qua khi đến với Lào.