Cầu Long Biên thủng lỗ chỗ là tại "dân dừng lại chụp ảnh gây áp lực cho kết cấu mặt cầu"?

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
Giải thích của Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam Vũ Quang Khôi về lý do cầu Long Biên sau khi liên tiếp xảy ra 2 vụ thủng mặt cầu đang gây bão trên mạng. Theo tường thuật của VietNamNet, sau khi dư luận phản ánh về lỗ thủng cỡ lớn trên mặt cầu Long Biên nối hai bờ sông Hồng (Hà Nội), các cơ quan chức năng của Bộ GTVT, cụ thể là Cục Đường sắt Việt Nam, Vụ Kết cấu hạ tầng, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam đã trực tiếp kiểm tra hiện trường cầu.
Cầu Long Biên thủng lỗ chỗ là tại dân dừng lại chụp ảnh gây áp lực cho kết cấu mặt cầu?
Cầu Long Biên đã 121 tuổi Các chuyên gia này nhận thấy tình hình ATGT, an ninh trật tự đường bộ qua cầu rất phức tạp: tình trạng họp chợ, buôn bán trên cầu, người dân và khách du lịch tập trung qua lại chụp ảnh dừng xe máy sát lan can cầu gây áp lực cho kết cấu mặt cầu. Giải thích của ông Cục trưởng lan truyền chóng mặt trên mạng ngay sau đó, bởi vì netizen thấy không "tâm phục khẩu phục". Họ cho rằng đổ thừa cho dân là dễ nhất, rằng chẳng khác nào giải thích cháy do lửa, lụt do mưa to. Thậm chí, nhiều người còn bình luận cầu "bị rút ruột công trình", xây chất lượng kém mà quên mất rằng cầu Long Biên được thực dân Pháp xây dựng từ hơn 100 năm trước. Cầu Long Biên thuộc tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng có chiều dài 1691,15m. Cầu được xây dựng từ năm 1899, đến năm 1902 hoàn thành, đưa vào khai thác. Ấy thực ra là mọi người mới chỉ đọc được thông tin có đến đó thôi, thậm chí có thể chưa qua cầu Long Biên lần nào. Thực tế, cây cầu già yếu thật. Ông Khôi giải thích kỹ hơn: kết cấu chịu lực của mặt đường cầu Long Biên chủ yếu dựa vào tấm đan bê tông và gờ thép đỡ tấm đan ở bên dưới. Còn theo các kỹ sư, kết cấu mặt đường bộ của cầu gồm 3 hàng tấm đan xếp cạnh nhau, trong đó tấm đan ở giữa chịu lực yếu hơn do chỉ kê lên thép mỏng. Theo thời gian, thép đã bị gỉ và đứt gãy khiến mặt cầu có thể thủng bất cứ lúc nào. Câu nói người dân dừng lại chụp ảnh gây áp lực cho kết cấu mặt cầu có lẽ chỉ là sử dụng hình ảnh cho dễ hình dung, mặc dù hơi quá. Mỗi ngày có hàng vạn lượt xe đẹp, xe máy, rồi xe ba gác đi qua chiếc cầu này. Chưa kể có những chuyến tàu ra vào Hà Nội. Tóm lại là cây cầu quá già rồi, quá tải rồi. Việc sửa chữa như "tấm áo rách, vá chỗ này lại thủng chỗ kia". Đã có ý kiến về việc tháo dỡ cầu Long Biên, nhưng nó đã bị gạt đi vì đây là một nhân chứng lịch sử, một biểu tượng của Hà Nội. Để giảm tải cho cầu, đã có phương án chuyển đường sắt khỏi cầu Long Biên. Nhưng từ năm 2014, Bộ Xây dựng giao cơ quan tư vấn nghiên cứu, đề xuất phương án hướng tuyến và vị trí cầu đường sắt vượt sông Hồng đến nay vẫn chưa thấy phương án đi đến đâu, còn cầu Long Biên vẫn hằng ngày oằn mình nối đôi bờ.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top