Cầu Xuân Cẩm, cây cầu vô duyên 'nhất quả đất': Làm xầu xong không có đường đi

Trung Đào

Writer
"Cầu vượt sông Cầu (cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú) nối huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã hoàn thành gần một năm qua. Tuy nhiên, do không có đường kết nối nên đến nay công trình chưa thể đưa vào sử dụng. Cơ quan chức năng đang phối hợp để sớm giải quyết", đây là nội dung bài báo Khẩn trương đưa cầu Xuân Cẩm - Bắc Phú vào sử dụng đăng trên báo Bắc Giang tháng 10/2021.
Cầu Xuân Cẩm, cây cầu vô duyên 'nhất quả đất': Làm xầu xong không có đường đi
Đến nay, sau thời gian KHẨN TRƯƠNG, thì cầu Xuân Cẩm vẫn chưa thể đi được vì không có đường dẫn, tức là đường dẫn đến cầu ấy.
Cầu Xuân Cẩm, cây cầu vô duyên 'nhất quả đất': Làm xầu xong không có đường đi
Theo VnExpress, cầu Xuân Cẩm dài hơn 479 m, rộng 12 m, nối huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) và huyện Sóc Sơn (Hà Nội), hoàn tất xây dựng từ tháng 10/2020, tổng mức đầu tư 110 tỷ đồng.
Lúc khởi công dự án, báo Hà Nội Mới đưa tin "Khi dự án hoàn thành và đi vào khai thác sẽ có ý nghĩa quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, an sinh xã hội của tỉnh Bắc Giang và các tỉnh lân cận".
Cầu Xuân Cẩm, cây cầu vô duyên 'nhất quả đất': Làm xầu xong không có đường đi
Khu vực làm đường dẫn lên cầu vẫn chưa được giải phóng mặt bằng.
Được biết, tỉnh Bắc Giang đã đầu tư đồng bộ cầu vượt sông Cầu cùng tuyến đường tỉnh Bắc. Về phía Hà Nội, UBND huyện Sóc Sơn được giao làm chủ đầu tư xây dựng tuyến kết nối cầu vượt sông Cầu đến nút giao Bắc Phú của tuyến QL 3 mới Hà Nội-Thái Nguyên. Đến nay, tuyến đường kết nối vẫn chưa khởi động.
Theo VnExpress, đường dẫn chậm triển khai do khi rà soát, tuyến đường không nằm trong quy hoạch của giao thông thủ đô. Tuy nhiên, tới đầu tháng 6/2022, những vướng mắc được tháo gỡ khi dự án đã được phê duyệt. Huyện đang rà soát đánh giá phạm vi ảnh hưởng của dự án lên phần đất ở. Huyện sẽ đầu tư tuyến đường dài khoảng 3 km, tiêu chuẩn đường cấp 3 đồng bằng với tổng mức đầu tư gần 200 tỷ đồng. Tiến độ triển khai theo nội dung phê duyệt từ năm 2022 đến trước năm 2025.
Người dân quanh vùng hiện tại muốn qua sông vẫn phải đi bằng đò như nhiều chục năm trước. Việc có cầu mà dân cạnh đó vẫn phải đi đò thật là trớ trêu.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top