Lizzie
Writer
Anh Nguyễn Tử Quảng, CEO Bkav vừa chia sẻ thông tin mà rất nhiều người dùng tai nghe không dây quan tâm: Tai nghe AirB, AirB Pro đeo cả ngày không đau tai. Dưới đây là nguyên văn chia sẻ của CEO Bkav trên facebook sáng nay.
"Đã dùng nhiều loại tai nghe không dây của các thương hiệu khác nhau trước khi quyết định sản xuất AirB, tôi thấu hiểu TRẢI NGHIỆM ĐEO trong thời gian dài là thứ phải ĐẦU TƯ thực sự.
Mỗi ngày tôi có từ 5 đến 10h làm việc riêng mà không phải là họp hay là làm việc với đội ngũ. Gần như 100% thời gian đó tôi dùng tai nghe. Lúc nào tôi cũng có ít nhất 2 bộ tai nghe không dây trên bàn. Thật hay bây giờ nó là một bộ AirB và một bộ AirB Pro.
Ngạc nhiên là ngay với những sản phẩm có thương hiệu tốt, nhưng vẫn mắc phải 2 vấn đề sau: Sau khoảng 2h sử dụng, vành tai có cảm giác ĐAU NHỨC ở 1 điểm nào đó. Cảm giác này giống như bạn đeo khẩu trang trong thời gian dài, chắc hầu hết chúng ta đã trải nghiệm trong mùa dịch. Vấn đề thứ 2 là khi bạn ăn trưa mà vẫn đeo tai nghe, có xu hướng nó sẽ rơi ra theo hoạt động nhai
Ngay khi lên các bản thiết kế đầu tiên, tôi đã yêu cầu các kỹ sư Cơ khí của Bkav LƯU Ý ĐẶC BIỆT vấn đề này. Họ phải nghiên cứu kỹ cấu trúc của tai, giải thích vì sao gây ra hiện tượng nêu trên.
Các mô hình tai nghe silicon lấy mẫu đúc từ tai người được sử dụng để nghiên cứu. Hình dáng khối của AirB phải đượ thiết kế khớp với từng ngóc nghách trong tai.
Như vậy vẫn chưa đủ, mới chỉ là lý thuyết. Như đã đề cập, TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ mới mang tính quyết định. Từ thiết kế trên bản vẽ, các tai nghe mẫu được in 3D mà chưa có linh kiện bên trong. Vài chục bộ mẫu như vậy được phát cho nhân viên Bkav thuộc các độ tuổi, giới tính khác nhau đeo thử trong thời gian dài. Những người tham gia sau đó trả lời bảng câu hỏi cảm giác trải nghiệm.
Quả nhiên việc thử nghiệm chỉ ra nhiều người gặp hiện tượng bị đau vành tai. Tôi cũng là người trực tiếp tham gia các thử nghiệm này. Nguyên nhân được tìm ra là GÓC BO trên tai nghe, cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với vành tai.
Góc bo quá lớn thì tai nghe có nguy cơ bị rơi, quá nhỏ thì điểm tiếp xúc với vành tai tập chung vào một tiết diện nhỏ, lực căng giữa tai nghe và vành tai để giữ tai nghe tuy không lớn nhưng theo THỜI GIAN DÀI vẫn tạo cảm giác đau khó chịu.
Các kỹ sư chế tạo hàng chục phương án với các góc bo khác nhau và thử nghiệm với vài chục người trong thời gian dài. Người tham gia thử nghiệm phải dùng tai nghe trong hầu như mọi sinh hoạt hàng ngày. Họ sẽ ghi nhận khi tập thể dục, khi ăn, tai nghe có dễ bị rơi ra không, khi đeo liên tục thời gian dài có bị đau nhức vành tai không.
Chỉ mỗi công đoạn thử nghiệm này, với nhiều lần làm, thử, điều chỉnh đến khi ưng ý, chọn được thiết kế tốt nhất cho người dùng đã ngốn vài tháng. Không những vậy nó đòi hỏi SỰ TỈ MẨN trong thiết kế, LẮNG NGHE từng nhận xét nhỏ của những người tham gia thử nghiệm.
Lấy đơn cử việc người dùng miêu tả tai bị đau, nhưng cùng nhau làm rõ chính xác vị trí nào bị đau trên vành tai cũng không hề dễ dàng, bạn thử sẽ thấy. Nhiều trường hợp như vậy, tôi là người phải trực tiếp trải nghiệm, để đưa ra PHƯƠNG PHÁP xác định vị trí nào gây ra sự khó chịu trên tai người tham gia thử nghiệm.
Vì những đòi hỏi khắt khe về trải nghiệm, cùng với các vấn đề công nghệ khác, mà những chiếc tai nghe nhỏ bé, cần tới 2 năm miệt mài của hàng trăm kỹ sư.
Vào tối Chủ nhật này, chúng tôi hân hạnh được giới thiệu sản phẩm tuyệt vời, chứa đựng bao tâm huyết đến người dùng Việt Nam trên cả nước. Sự kiện được live stream trên các mạng xã hội.
Đọc thêm: Không phải Bphone, AirB Pro mới là sản phẩm phức tạp nhất Bkav từng chế tạo
Mỗi ngày tôi có từ 5 đến 10h làm việc riêng mà không phải là họp hay là làm việc với đội ngũ. Gần như 100% thời gian đó tôi dùng tai nghe. Lúc nào tôi cũng có ít nhất 2 bộ tai nghe không dây trên bàn. Thật hay bây giờ nó là một bộ AirB và một bộ AirB Pro.
Ngạc nhiên là ngay với những sản phẩm có thương hiệu tốt, nhưng vẫn mắc phải 2 vấn đề sau: Sau khoảng 2h sử dụng, vành tai có cảm giác ĐAU NHỨC ở 1 điểm nào đó. Cảm giác này giống như bạn đeo khẩu trang trong thời gian dài, chắc hầu hết chúng ta đã trải nghiệm trong mùa dịch. Vấn đề thứ 2 là khi bạn ăn trưa mà vẫn đeo tai nghe, có xu hướng nó sẽ rơi ra theo hoạt động nhai
Ngay khi lên các bản thiết kế đầu tiên, tôi đã yêu cầu các kỹ sư Cơ khí của Bkav LƯU Ý ĐẶC BIỆT vấn đề này. Họ phải nghiên cứu kỹ cấu trúc của tai, giải thích vì sao gây ra hiện tượng nêu trên.
Như vậy vẫn chưa đủ, mới chỉ là lý thuyết. Như đã đề cập, TRẢI NGHIỆM THỰC TẾ mới mang tính quyết định. Từ thiết kế trên bản vẽ, các tai nghe mẫu được in 3D mà chưa có linh kiện bên trong. Vài chục bộ mẫu như vậy được phát cho nhân viên Bkav thuộc các độ tuổi, giới tính khác nhau đeo thử trong thời gian dài. Những người tham gia sau đó trả lời bảng câu hỏi cảm giác trải nghiệm.
Quả nhiên việc thử nghiệm chỉ ra nhiều người gặp hiện tượng bị đau vành tai. Tôi cũng là người trực tiếp tham gia các thử nghiệm này. Nguyên nhân được tìm ra là GÓC BO trên tai nghe, cũng là nơi tiếp xúc trực tiếp với vành tai.
Góc bo quá lớn thì tai nghe có nguy cơ bị rơi, quá nhỏ thì điểm tiếp xúc với vành tai tập chung vào một tiết diện nhỏ, lực căng giữa tai nghe và vành tai để giữ tai nghe tuy không lớn nhưng theo THỜI GIAN DÀI vẫn tạo cảm giác đau khó chịu.
Các kỹ sư chế tạo hàng chục phương án với các góc bo khác nhau và thử nghiệm với vài chục người trong thời gian dài. Người tham gia thử nghiệm phải dùng tai nghe trong hầu như mọi sinh hoạt hàng ngày. Họ sẽ ghi nhận khi tập thể dục, khi ăn, tai nghe có dễ bị rơi ra không, khi đeo liên tục thời gian dài có bị đau nhức vành tai không.
Chỉ mỗi công đoạn thử nghiệm này, với nhiều lần làm, thử, điều chỉnh đến khi ưng ý, chọn được thiết kế tốt nhất cho người dùng đã ngốn vài tháng. Không những vậy nó đòi hỏi SỰ TỈ MẨN trong thiết kế, LẮNG NGHE từng nhận xét nhỏ của những người tham gia thử nghiệm.
Lấy đơn cử việc người dùng miêu tả tai bị đau, nhưng cùng nhau làm rõ chính xác vị trí nào bị đau trên vành tai cũng không hề dễ dàng, bạn thử sẽ thấy. Nhiều trường hợp như vậy, tôi là người phải trực tiếp trải nghiệm, để đưa ra PHƯƠNG PHÁP xác định vị trí nào gây ra sự khó chịu trên tai người tham gia thử nghiệm.
Vì những đòi hỏi khắt khe về trải nghiệm, cùng với các vấn đề công nghệ khác, mà những chiếc tai nghe nhỏ bé, cần tới 2 năm miệt mài của hàng trăm kỹ sư.
Vào tối Chủ nhật này, chúng tôi hân hạnh được giới thiệu sản phẩm tuyệt vời, chứa đựng bao tâm huyết đến người dùng Việt Nam trên cả nước. Sự kiện được live stream trên các mạng xã hội.
Đọc thêm: Không phải Bphone, AirB Pro mới là sản phẩm phức tạp nhất Bkav từng chế tạo