Cha con Đinh Bộ Lĩnh bị sát hại có phải là 1 âm mưu của người Trung Quốc?

Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Nan Đắc Hữu Tình Nhân
Phản hồi: 0

Nan Đắc Hữu Tình Nhân

Quan Thục Di
Thành viên BQT
Theo sách "Đại Việt sử ký toàn thư", Đinh Tiên Hoàng sinh năm 924, mất năm 979. Ông có tên húy là Đinh Bộ Lĩnh và là người có công đánh dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất giang sơn, sáng lập triều đại nhà Đinh, nước Đại Cồ Việt rồi trở thành hoàng đế đầu tiên của Việt Nam sau 1.000 năm Bắc thuộc.

Mở đầu sự nghiệp dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã đánh bại lực lượng do Lữ Xử Bình và Kiều Công Hãn ở triều đình Cổ Loa, là những quyền thần nhà Ngô trực tiếp tranh giành ngôi vua. Sứ quân Đỗ Cảnh Thạc là một sứ quân mạnh, có thành cao, hào sâu. Đỗ Cảnh Thạc là người trí dũng mưu lược, Đinh Bộ Lĩnh phải bàn mưu tính kế mà đánh. Ban đêm, Đinh Bộ Lĩnh cho quân bao vây 4 mặt thành và tiến đánh bất ngờ vào Trại Quyền. Bấy giờ Đỗ Cảnh Thạc đang ở đồn Bảo Đà, quân tướng không ứng cứu được nhau, bị mất cả thành luỹ, đồn trại, lương thực bèn bỏ thành chạy. Hai bên giao tranh hơn một năm sau, Đinh Bộ Lĩnh hạ được thành. Đỗ Cảnh Thạc bị trúng tên chết.

Sứ quân Nguyễn Siêu chiếm Tây Phù Liệt (Thanh Trì, Hà Nội). Được tin Đinh Bộ Lĩnh sắp đánh, Nguyễn Siêu đem 1 vạn quân đóng ở Thanh Đàm dùng Nguyễn Trí Khả làm tiên phong, Trần Côn làm tá dực, Nguyễn Hiền làm tổng quản các đạo quân, ngày đêm luyện tập, đào hào đắp luỹ để phòng bị. Trong trận giao tranh đầu tiên, Đinh Bộ Lĩnh bị mất 4 tướng là Nguyễn Bồ, Nguyễn Phục, Đinh Thiết và Cao Sơn. Lần thứ 2, Đinh Bộ Lĩnh bày binh bố trận giao chiến. Nguyễn Siêu chia một nửa quân ở lại giữ thành, một nửa cùng sứ tướng vượt sông tìm viện binh của các sứ tướng khác. Gần tới bờ Bắc, gặp gió lớn, thuyền bị đắm, Đinh Bộ Lĩnh biết tin, bèn sai võ sĩ nửa đêm phóng lửa đốt doanh trại. Quân Nguyễn Siêu tan, Nguyễn Siêu tử trận.

1740492003457.png


Sứ quân Kiều Công Hãn đóng tại Phong Châu. Trước thế mạnh của sứ quân Đinh Bộ Lĩnh, Kiều Công Hãn đem quân xuống phía nam để hợp sức với Ngô Xương Xí. Khi đến thôn Vạn Diệp (xã Nam Phong, Nam Trực, Nam Định) bị một hào trưởng địa phương là Nguyễn Tấn đem quân chặn đánh, Kiều Công Hãn bị thương chạy đến Lũng Kiều thì mất.

Đầu năm 968, sau khi dẹp xong loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, tự xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, đóng đô ở Hoa Lư. Ông có con trưởng là Đinh Liễn, nhưng lại lập con út là Hạng Lang làm Thái tử. Đầu năm 979, Đinh Liễn sai người giết Hạng Lang để giành ngôi Thái tử. Vua Đinh Tiên Hoàng không trừng phạt Đinh Liễn mà chấp thuận để Liễn làm Thái tử. Vào cùng năm này, cả vua Đinh Tiên Hoàng và Thái tử Đinh Liễn bị hoạn quan Đỗ Thích giết hại.

1740492024203.png


Theo chính sử có ghi chép lại sự việc này như sau: Một hôm nằm trên cầu, Thích mơ thấy sao Băng rơi vào miệng, rồi từ đó y cho rằng mình có điềm làm vua nên quyết định hành thích vua cùng Thái tử. Sau một buổi tiệc mà các vua quan đều say sưa, Đỗ Thích đã thực hiện trót lọt âm mưu của mình. Tuy vậy, ngay sau đó Thích đã bị bắt và giết chết.

Sau này, các sử gia đưa ra giả thuyết Đỗ Thích không phải là thủ phạm giết vua vì ông chỉ là một viên hoạn quan, không hề có uy tín hay vây cánh trong triều nên không thể mơ tưởng việc sẽ khuất phục được các đại thần nhà Đinh để lên ngôi. Một giả thiết khác kém thuyết phục hơn cho rằng, Đỗ Thích là nội gián của nhà Tống và mục đích giết cha con vua Đinh là để làm rối loạn triều đình, tạo cơ hội cho nhà Tống mang quân sang xâm lược.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Top