Người dùng tại Việt Nam có thể đăng ký bản trả phí của ChatGPT nhưng khâu thanh toán vẫn còn trục trặc.
OpenAI vừa cập nhật ChatGPT, trong đó bản Plus sẽ tính phí và cung cấp một số cải tiến như truy cập dịch vụ vào giờ cao điểm không bị nghẽn, khả năng phản hồi nhanh hơn và được ưu tiên sử dụng các tính năng mới.
Phiên bản này ban đầu chỉ hoạt động tại Mỹ, nhưng sáng 11/2, khi đăng nhập bản miễn phí, người dùng nhận được thông báo: "ChatGPT Plus đã có mặt tại Việt Nam" với giá 20 USD (470 nghìn đồng) một tháng. OpenAI cho biết việc thu phí là để duy trì dịch vụ cho ChatGPT thường.
ChatGPT Plus có mặt tại Việt Nam sau bản cập nhật hôm 10/2.
Hoàng Quân, Giám đốc công nghệ một startup tại Đà Nẵng, cho biết ngay khi nhận được thông báo, anh đã đăng ký tài khoản ChatGPT Plus nhưng không thành công. Khác với bản thường, người đăng ký bản Plus không phải cài VPN, có thể dùng số điện thoại Việt Nam, nhưng đến khâu thanh toán lại gặp rắc rối.
"OpenAI dùng cổng thanh toán Stripe chưa hỗ trợ tại Việt Nam. Tôi đã thử rất nhiều thẻ thanh toán trong nước và quốc tế nhưng không được, nên phải nhờ một người bạn ở nước ngoài giúp", Quân nói.
Hiện không có thống kê chính xác về số người dùng ChatGPT tại Việt Nam, nhưng siêu AI này đã gây bão khắp các mạng xã hội. Dù chưa được OpenAI hỗ trợ tạo tài khoản, người dùng Việt đã tìm nhiều cách để trải nghiệm, như đổi địa chỉ IP, thuê số điện thoại nước ngoài hoặc mua bán tài khoản. Tuy nhiên, bản miễn phí thường xuyên bị quá tải, phải đăng nhập nhiều lần mới có thể vào hệ thống. Thời gian phản hồi cũng chậm hơn khi nhiều người sử dụng cùng lúc. Sau khi ChatGPT Plus chính thức hỗ trợ thị trường Việt Nam, bản miễn phí vẫn được duy trì nhưng hiện người dùng chưa thể tạo tài khoản miễn phí.
ChatGPT ra mắt cuối tháng 11/2022 và thu hút chú ý khi có thể đưa ra câu trả lời theo ngữ cảnh cho đa dạng chủ đề. AI này hoạt động dựa trên mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP (Natural Language Processing), được huấn luyện với nguồn dữ liệu lớn trên Internet để trả lời câu hỏi của người dùng. Dù được đón nhận, ChatGPT gây nhiều tranh cãi do mô hình này không thật sự hiểu về nội dung. Nó chỉ đơn giản tổng hợp câu trả lời dựa trên xác suất từ hàng triệu ví dụ được dùng để huấn luyện.
Theo Khương Nha/VnExpress
>> ChatGPT đã khởi động cuộc đua AI như thế nào?
OpenAI vừa cập nhật ChatGPT, trong đó bản Plus sẽ tính phí và cung cấp một số cải tiến như truy cập dịch vụ vào giờ cao điểm không bị nghẽn, khả năng phản hồi nhanh hơn và được ưu tiên sử dụng các tính năng mới.
Phiên bản này ban đầu chỉ hoạt động tại Mỹ, nhưng sáng 11/2, khi đăng nhập bản miễn phí, người dùng nhận được thông báo: "ChatGPT Plus đã có mặt tại Việt Nam" với giá 20 USD (470 nghìn đồng) một tháng. OpenAI cho biết việc thu phí là để duy trì dịch vụ cho ChatGPT thường.
Hoàng Quân, Giám đốc công nghệ một startup tại Đà Nẵng, cho biết ngay khi nhận được thông báo, anh đã đăng ký tài khoản ChatGPT Plus nhưng không thành công. Khác với bản thường, người đăng ký bản Plus không phải cài VPN, có thể dùng số điện thoại Việt Nam, nhưng đến khâu thanh toán lại gặp rắc rối.
"OpenAI dùng cổng thanh toán Stripe chưa hỗ trợ tại Việt Nam. Tôi đã thử rất nhiều thẻ thanh toán trong nước và quốc tế nhưng không được, nên phải nhờ một người bạn ở nước ngoài giúp", Quân nói.
Hiện không có thống kê chính xác về số người dùng ChatGPT tại Việt Nam, nhưng siêu AI này đã gây bão khắp các mạng xã hội. Dù chưa được OpenAI hỗ trợ tạo tài khoản, người dùng Việt đã tìm nhiều cách để trải nghiệm, như đổi địa chỉ IP, thuê số điện thoại nước ngoài hoặc mua bán tài khoản. Tuy nhiên, bản miễn phí thường xuyên bị quá tải, phải đăng nhập nhiều lần mới có thể vào hệ thống. Thời gian phản hồi cũng chậm hơn khi nhiều người sử dụng cùng lúc. Sau khi ChatGPT Plus chính thức hỗ trợ thị trường Việt Nam, bản miễn phí vẫn được duy trì nhưng hiện người dùng chưa thể tạo tài khoản miễn phí.
ChatGPT ra mắt cuối tháng 11/2022 và thu hút chú ý khi có thể đưa ra câu trả lời theo ngữ cảnh cho đa dạng chủ đề. AI này hoạt động dựa trên mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP (Natural Language Processing), được huấn luyện với nguồn dữ liệu lớn trên Internet để trả lời câu hỏi của người dùng. Dù được đón nhận, ChatGPT gây nhiều tranh cãi do mô hình này không thật sự hiểu về nội dung. Nó chỉ đơn giản tổng hợp câu trả lời dựa trên xác suất từ hàng triệu ví dụ được dùng để huấn luyện.
Theo Khương Nha/VnExpress
>> ChatGPT đã khởi động cuộc đua AI như thế nào?