VNR Content
Pearl
Mới đây, bãi tạm giữ xe vi phạm của CSGT TP.Thủ Đức khiến hàng loạt xe máy cháy rụi. Vậy trong trường hợp xe bị CSGT tạm giữ vi phạm giao thông bị cháy, hư hỏng nặng thì chủ xe được bồi thường thế nào?
Xe vi phạm cháy trơ khung tại Đội CSGT TP Thủ Đức ẢNH: CÔNG NGUYÊN
Như Thanh Niên đã thông tin, khuya 30.3 bãi tạm giữ xe vi phạm thuộc Đội CSGT khu vực 3 (Đội CSGT - trật tự Q.Thủ Đức cũ, số 39 đường Thống Nhất, P.Bình Thọ) bị cháy. Phát hiện vụ việc, cán bộ CSGT trực đã dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng bất thành. Lửa cháy lan vào các xe máy khác, bốc cháy dữ dội. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy hàng loạt xe máy bị thiêu rụi, chỉ còn trơ khung.
Vậy nếu xe vi phạm giao thông bị CSGT tạm giữ mà xảy ra hư hỏng, mất mát hay cháy nổ thì chủ xe được bồi thường thế nào?
Luật sư (LS) Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, khi người dân vi phạm giao thông giao xe cho CSGT tạm giữ thì trách nhiệm trông coi thuộc về cơ quan Nhà nước. Trường hợp xe bị CSGT tạm giữ hư hỏng, mất mát hay cháy thì cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bồi thường trên nguyên tắc tự do thương lượng với nhau, nếu không thương lượng được thì bên bị hại, tức chủ xe có thể làm các thủ tục ra tòa để kiện yêu cầu bồi thường, giám định thiệt hại về tài sản. Tòa lấy đó làm căn cứ để yêu cầu bồi thường.
Theo LS Thanh, việc CSGT hay bất cứ cơ quan công quyền nào tạm giữ hành chính xe máy hoặc tài sản khác của công dân không làm mất đi quyền sở hữu tài sản của người đó. Do vậy, mọi hư hỏng mất mát tài sản của công dân trong trường hợp bị tạm giữ đều phải được bồi thường thỏa đáng.
LS Thanh phân tích, thông thường thời gian để giải quyết một sự việc khi đưa ra tòa là 4 tháng nhưng thực tế có thể kéo dài hơn vì ra tòa sẽ phát sinh nhiều vấn đề cần làm rõ như: bên khởi kiện phải có các tài liệu xác minh tài sản của mình đang bị giữ ở đây, quá trình cháy, mất mát, hư hỏng thế nào,...
Bên cạnh đó, LS Thanh cũng cho rằng, chủ xe trong thời gian bị CSGT tạm giữ mà mất mát, cháy nổ thì có thể yêu cầu bồi thường thêm những thiệt hại do không có xe gây nên, nhưng phải có bằng chứng, giấy tờ chứng minh đầy đủ. Thời gian thiệt hại tính từ ngày hết thời hạn tạm giữ đến ngày được bồi thường.
"Trường hợp các xe mà CSGT đang tạm giữ là xe đã có quyết định tịch thu, chuẩn bị đem bán đấu giá thì đây là tài sản công. Người gây ra thiệt hại tài sản công phải bồi thường theo quyết định của người đứng đầu cơ quan tổ chức đó, trường hợp người gây ra thiệt hại tài sản công không có tiền đền bù thì có thể bị trừ 20% lương hàng tháng cho tới khi đủ số tiền bồi thường. Nhưng nếu tìm ra nguyên nhân cháy, hư hỏng là bất khả kháng thì có thể người này không phải bồi thường", LS Thanh nêu ý kiến.
Lãnh đạo một Đội CSGT từng xảy ra vụ mất xe tạm giữ vi phạm cho biết, khi xảy ra sự việc CSGT đã chủ động thương lượng với chủ xe để bồi thường. Giá trị xe đã qua sử dụng được tham khảo giá từ những nơi mua bán xe cũ, mức giá đưa ra cả CSGT và bên chủ xe thấy hợp lý thì thống nhất. Số tiền bồi thường cho chủ xe bị tạm giữ do cán bộ được giao trông coi chi trả.
Theo Thanh Niên
Như Thanh Niên đã thông tin, khuya 30.3 bãi tạm giữ xe vi phạm thuộc Đội CSGT khu vực 3 (Đội CSGT - trật tự Q.Thủ Đức cũ, số 39 đường Thống Nhất, P.Bình Thọ) bị cháy. Phát hiện vụ việc, cán bộ CSGT trực đã dùng bình chữa cháy dập lửa nhưng bất thành. Lửa cháy lan vào các xe máy khác, bốc cháy dữ dội. Hình ảnh từ hiện trường cho thấy hàng loạt xe máy bị thiêu rụi, chỉ còn trơ khung.
Vậy nếu xe vi phạm giao thông bị CSGT tạm giữ mà xảy ra hư hỏng, mất mát hay cháy nổ thì chủ xe được bồi thường thế nào?
Luật sư (LS) Đỗ Ngọc Thanh (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, khi người dân vi phạm giao thông giao xe cho CSGT tạm giữ thì trách nhiệm trông coi thuộc về cơ quan Nhà nước. Trường hợp xe bị CSGT tạm giữ hư hỏng, mất mát hay cháy thì cơ quan Nhà nước có trách nhiệm bồi thường trên nguyên tắc tự do thương lượng với nhau, nếu không thương lượng được thì bên bị hại, tức chủ xe có thể làm các thủ tục ra tòa để kiện yêu cầu bồi thường, giám định thiệt hại về tài sản. Tòa lấy đó làm căn cứ để yêu cầu bồi thường.
Theo LS Thanh, việc CSGT hay bất cứ cơ quan công quyền nào tạm giữ hành chính xe máy hoặc tài sản khác của công dân không làm mất đi quyền sở hữu tài sản của người đó. Do vậy, mọi hư hỏng mất mát tài sản của công dân trong trường hợp bị tạm giữ đều phải được bồi thường thỏa đáng.
Bên cạnh đó, LS Thanh cũng cho rằng, chủ xe trong thời gian bị CSGT tạm giữ mà mất mát, cháy nổ thì có thể yêu cầu bồi thường thêm những thiệt hại do không có xe gây nên, nhưng phải có bằng chứng, giấy tờ chứng minh đầy đủ. Thời gian thiệt hại tính từ ngày hết thời hạn tạm giữ đến ngày được bồi thường.
"Trường hợp các xe mà CSGT đang tạm giữ là xe đã có quyết định tịch thu, chuẩn bị đem bán đấu giá thì đây là tài sản công. Người gây ra thiệt hại tài sản công phải bồi thường theo quyết định của người đứng đầu cơ quan tổ chức đó, trường hợp người gây ra thiệt hại tài sản công không có tiền đền bù thì có thể bị trừ 20% lương hàng tháng cho tới khi đủ số tiền bồi thường. Nhưng nếu tìm ra nguyên nhân cháy, hư hỏng là bất khả kháng thì có thể người này không phải bồi thường", LS Thanh nêu ý kiến.
Lãnh đạo một Đội CSGT từng xảy ra vụ mất xe tạm giữ vi phạm cho biết, khi xảy ra sự việc CSGT đã chủ động thương lượng với chủ xe để bồi thường. Giá trị xe đã qua sử dụng được tham khảo giá từ những nơi mua bán xe cũ, mức giá đưa ra cả CSGT và bên chủ xe thấy hợp lý thì thống nhất. Số tiền bồi thường cho chủ xe bị tạm giữ do cán bộ được giao trông coi chi trả.
Theo Thanh Niên