vuchau1210.01
Pearl
Những công nhân nhà máy Foxconn ở Trung Quốc cho biết mặc dù đang bị ốm họ vẫn bị yêu cầu ở lại nhà máy để làm việc, nhằm đáp ứng cho đơn hàng iPhone 14 Pro tăng cao cuối năm.
Foxconn cơ sở Trịnh Châu - nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, đang phải vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 mới sau khi chính phủ Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ các hạn chế "Zero Covid". Hiện nhà máy đang chịu áp lực phải bắt kịp sản lượng cho đơn hàng iPhone 14 Pro vốn đã bị trì hoãn trong thời gian qua. Nhiều nhân viên được yêu cầu lắp ráp điện thoại ngay cả khi đang ốm nặng.
Mặc dù đã được phát khẩu trang N95 phòng chống lây lan Covid-19 nhưng các công nhân cho biết họ vẫn rất dễ mắc bệnh trong các khu ký túc xá, khi nhiều người ngủ gần nhau. Một số xác nhận rằng họ đã bị nhiễm vi-rút sau khi trở lại nhà máy gần đây. Những người có triệu chứng vẫn phải tiếp tục làm việc.
Những công nhân làm việc trong tình trạng ốm nặng
Một nhân viên Foxconn 30 tuổi cho biết các đồng nghiệp của mình vẫn phải làm việc dù sốt cao. Họ làm dành 11 giờ mỗi ngày để lắp ốc vít cho iPhone trong tình trạng mệt mỏi và khó thở. Một người cho biết "Tôi cảm thấy khó thở, đến mức không thể hoàn thành ca làm việc."
Đáng chú ý, quản lý cũng khuyên các công nhân không nên xét nghiệm để họ có thể tiếp tục làm việc trong dây chuyền sản xuất. Foxconn cấm những người có kết quả xét nghiệm dương tính đến các cơ sở sản xuất và ký túc xá. Ngay cả quản lý cũng la mắng những công nhân chậm chạp bằng giọng khàn khàn bởi chính họ cũng đang bị nhiễm Covid.
Ngày càng có nhiều bệnh nhân Covid-19 được đưa vào các cơ sở bao gồm trường dạy nghề và khu chung cư, một số nói rằng họ được cung cấp đủ thức ăn và thuốc men, trong khi những người khác phàn nàn về nhà vệ sinh bẩn, thiếu lương thực và thiếu chăm sóc y tế.
Hiện Foxconn và Apple vẫn chưa có phản hồi về các bình luận. Thực tế, sự gia tăng những ca nhiễm Covid-19 mới nhất có thể gây khó khăn cho nỗ lực tăng tốc sản xuất của Foxconn trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Tết Nguyên đán. “Nó đang gây ra tình trạng thiếu iPhone ồ ạt vào thời điểm tồi tệ nhất có thể.”
>>>Các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc "lao đao" khi hàng hóa bị nhái tràn lan ở thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á
Nguồn restofworld
Foxconn cơ sở Trịnh Châu - nhà máy sản xuất iPhone lớn nhất thế giới, đang phải vật lộn với đợt bùng phát Covid-19 mới sau khi chính phủ Trung Quốc đột ngột dỡ bỏ các hạn chế "Zero Covid". Hiện nhà máy đang chịu áp lực phải bắt kịp sản lượng cho đơn hàng iPhone 14 Pro vốn đã bị trì hoãn trong thời gian qua. Nhiều nhân viên được yêu cầu lắp ráp điện thoại ngay cả khi đang ốm nặng.
Mặc dù đã được phát khẩu trang N95 phòng chống lây lan Covid-19 nhưng các công nhân cho biết họ vẫn rất dễ mắc bệnh trong các khu ký túc xá, khi nhiều người ngủ gần nhau. Một số xác nhận rằng họ đã bị nhiễm vi-rút sau khi trở lại nhà máy gần đây. Những người có triệu chứng vẫn phải tiếp tục làm việc.
Một nhân viên Foxconn 30 tuổi cho biết các đồng nghiệp của mình vẫn phải làm việc dù sốt cao. Họ làm dành 11 giờ mỗi ngày để lắp ốc vít cho iPhone trong tình trạng mệt mỏi và khó thở. Một người cho biết "Tôi cảm thấy khó thở, đến mức không thể hoàn thành ca làm việc."
Đáng chú ý, quản lý cũng khuyên các công nhân không nên xét nghiệm để họ có thể tiếp tục làm việc trong dây chuyền sản xuất. Foxconn cấm những người có kết quả xét nghiệm dương tính đến các cơ sở sản xuất và ký túc xá. Ngay cả quản lý cũng la mắng những công nhân chậm chạp bằng giọng khàn khàn bởi chính họ cũng đang bị nhiễm Covid.
Ngày càng có nhiều bệnh nhân Covid-19 được đưa vào các cơ sở bao gồm trường dạy nghề và khu chung cư, một số nói rằng họ được cung cấp đủ thức ăn và thuốc men, trong khi những người khác phàn nàn về nhà vệ sinh bẩn, thiếu lương thực và thiếu chăm sóc y tế.
Hiện Foxconn và Apple vẫn chưa có phản hồi về các bình luận. Thực tế, sự gia tăng những ca nhiễm Covid-19 mới nhất có thể gây khó khăn cho nỗ lực tăng tốc sản xuất của Foxconn trước kỳ nghỉ lễ Giáng sinh và Tết Nguyên đán. “Nó đang gây ra tình trạng thiếu iPhone ồ ạt vào thời điểm tồi tệ nhất có thể.”
>>>Các công ty mỹ phẩm Hàn Quốc "lao đao" khi hàng hóa bị nhái tràn lan ở thị trường Trung Quốc và Đông Nam Á
Nguồn restofworld