Chê món nhậu quốc dân Hàn Quốc, nhà phê bình ẩm thực bị ném đá

nhhgiap

Pearl
Hàn Quốc luôn là điểm đến lý tưởng của nhiều tín đồ ẩm thực vì những lý do khách quan như đồ ăn ngon, bắt mắt, giá cả phải chăng…Tuy nhiên, mới đây một món ăn được lòng rất nhiều người cả trong và ngoài nước đã bị nhà phê bình ẩm thực Hwang Kyo-ik đánh giá “nhạt nhẽo, vô vị”. Đó là món chimaek - một trong 26 từ tiếng Hàn được bổ sung vào Từ điển tiếng Anh Oxford vào tháng 10 - thịt gà chiên kết hợp với bia.
Chê món nhậu quốc dân Hàn Quốc, nhà phê bình ẩm thực bị ném đá
Hwang Kyo-ik cho rằng, những con gà bị giết quá non, dẫn đến thịt của chúng không đạt tiêu chuẩn chất lượng. Không lạ khi ngay sau bài phát biểu, nhà phê bình hứng trọn chỉ trích từ cộng đồng mạng cũng như Hiệp hội Gia cầm Hàn Quốc. Họ gọi ông là “diễn viên đóng thế công khai ích kỷ”.
“Gà rán Hàn Quốc thực chất được làm từ những con “chim” chỉ nặng 1.5 kg. Đây có lẽ là loài gà nhỏ nhất trên thế giới. Làm sao một con gà mới 30 ngày tuổi có thể tạo nên hương vị cuốn hút. Chúng ta cảm thấy muốn ăn chỉ vì gia vị và nước sốt ngon”, Hwang viết trong bài đăng lên án “thói quen xấu” giết mổ gà quá sớm của Hàn Quốc.
Gà có thể sống từ sáu năm trở lên, nhưng thường sẽ bị giết thịt ở độ tuổi nhỏ hơn nếu được nuôi lấy thịt. Hwang cho biết, gà Hàn Quốc thiếu "độ dai và ngon ngọt" nếu so với những quốc gia khác. Trên tài khoản Facebook của nhà phê bình, ông từng đăng tải bộ phim tài liệu có tựa đề “Cuộc nổi loạn chống lại thói quen ăn thịt Ⅲ - Lời thú tội của gà bỏng ngô”, sản xuất bởi kênh truyền hình Hàn Quốc MBC-TV vào năm 2014.

Chê món nhậu quốc dân Hàn Quốc, nhà phê bình ẩm thực bị ném đá
Bộ phim tài liệu bóc trần trụi một hiện tượng phổ biến ở nhiều trang trại chăn nuôi Hàn Quốc, vận chuyển gà đến lò mổ khi chúng chỉ mới 30 ngày tuổi. Lý do của xu hướng trên là ngăn những con “chim” bị biến đổi gen có thời gian phát bệnh do môi trường nuôi nhốt quá đông đúc, chật chội - và ngăn chặn khuyết tật di truyền xảy ra.
Ngoài ra, bộ phim còn tiết lộ hầu hết công ty chế biến cảm thấy rất vui khi mua những chú gà con từ người nông dân, do lợi ích thương mại của cả công ty và nông dân. Các công ty mua gà với giá theo kg, sau đó bán lại cho nhiều cửa hàng cũng như người dùng theo giá đầu người. Một bất công thấy rõ.

Phản ứng dữ dội của Hiệp hội gia cầm

Bài đăng của Hwang đã gây ra làn sóng phẫn nộ sục sôi trong ngành công nghiệp gà thịt của Hàn Quốc. Người phát ngôn của hiệp hội gia cầm, Kim Dong-jin, cáo buộc nhà phê bình thực phẩm cố tình phớt lờ sở thích của người Hàn Quốc đối với gà nguyên con, không chỉ có cánh hoặc đùi như đa số quốc gia khác.
Ông cho biết, lý do một số cửa hàng nhượng quyền thức ăn nhanh ở nước này thất bại trong những năm qua là vì không nắm bắt đúng khẩu vị ưa thích của người Hàn.
“Việc sử dụng thịt gà nhỏ chủ yếu là do thói quen ẩm thực của người Hàn Quốc hơn là vì một số lý do chủ quan cá nhân, đồng thời xu hướng giết mổ sớm sẽ giúp giảm số lượng gà trên 30 ngày tuổi mắc bệnh, từ đó giảm thiểu thiệt hại cho nông dân cũng như kinh tế Hàn Quốc”, ông Kim nói.
Xứ sở kim chi không chỉ nổi tiếng vì món gà rán, mà còn có samgyetang (gà non nguyên con), hoặc súp gà hầm nhân sâm - gà non được nhồi với gạo nếp, củ nhân sâm, quả chà là cùng hạt dẻ. Đối với chimaek, các cửa hàng thường bán theo từng phần của con gà, nếu muốn ăn gà nguyên con, thực khách sẽ gọi tongdak. Đây là hai món ăn ưa thích của người Hàn cũng như du khách quốc tế.

Chê món nhậu quốc dân Hàn Quốc, nhà phê bình ẩm thực bị ném đá
Theo Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Nông thôn, trung bình mỗi người Hàn ăn gần 15 kg thịt gà vào năm 2019, con số thậm chí tăng lên do quy định giãn cách nới lỏng ở Hàn vào năm 2021.
Khi phỏng vấn người nước ngoài làm việc hoặc sống ở đây, nhiều người dành lời khen có cánh cho món ăn truyền thống Hàn Quốc, nhưng một số cũng tỏ ra e ngại vì giá bán hơi cao.
Jill, một người Mỹ 26 tuổi dạy tiếng Anh ở Seoul, cho biết:
“Nó có nhiều hương vị và gia vị hơn so với gà rán ở Mỹ. Tôi rất thích cách họ đa dạng hóa loại nước sốt cũng như topping. Mặc dù giá cao, nhưng phần gá khá lớn và có thể chia hóa đơn để bớt gánh nặng”. Betty, một giáo viên người Anh nói: “Gà rán Hàn Quốc thực sự rất ngon, giòn và mặn. Tôi không nhận ra có khác biệt về kích thước giữa gà ở đây và gà ở nước tôi”.
Phần lớn trang trại gà ở nhiều quốc gia, không riêng mỗi Hàn Quốc, đã áp dụng phương pháp lai tạo gà có chọn lọc trong nhiều thập kỷ qua, nhằm đáp ứng mức tiêu thụ khổng lồ. Vì sinh ra không bằng phương pháp tự nhiên, một số con gà dễ bị què, gặp các vấn đề về phổi và suy tim. Toàn bộ cơ quan nội tạng của chúng phải vật lộn để theo kịp tốc độ tăng trưởng của ngành chăn nuôi, nhu cầu ăn uống.
Nguồn:
SCMP
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top