Chèn khung hình đen trên TV là gì? Có nên bật tính năng chèn khung hình đen?

Màn hình TV hay sử dụng một kỹ thuật gọi là chèn khung hình đen (BFI: Black Frame Insertion) để xử chuyển động mượt mà hơn. Vậy chèn khung hình đen trên TV là gì?
Chèn khung hình đen trên TV là gì? Có nên bật tính năng chèn khung hình đen?

Mẫu và giữ - màn hình xung​

Tại sao TV cần chèn khung đen? Chúng có xu hướng thể hiện một vệt mờ chuyển động không mong muốn do cách hiển thị và thay đổi hình ảnh gây ra. Hình ảnh được lưu giữ hoàn hảo trong toàn bộ thời lượng của khung hình trên nhiều lần làm mới màn hình, sau đó, hình ảnh gần như ngay lập tức được thay thế bằng khung hình tiếp theo khi mọi pixel thay đổi trạng thái đồng loạt. Điều này được gọi là độ bền của hình ảnh hoặc “mẫu và giữ”. Đây có vẻ là một điều tốt, nhưng do cơ chế mắt con người hoạt động, nó lại gây ra hiện tượng nhòe chuyển động khó chịu. Mắt bạn cố gắng theo dõi một đối tượng di chuyển trên màn hình, chúng sẽ bị khóa vào một phần khác của hình ảnh khi bắt đầu và kết thúc quá trình làm mới pixel nhắc đến ở trên. Điều này gây ra hiện tượng nhòe chuyển động theo dõi mắt, vì chuyển động đi theo chuyển động của mắt khiến hình ảnh bị mờ trên võng mạc. Có nhiều lý do khiến điều này gây ra hiện tượng mờ, nhưng thực tế quan trọng là nó xuất hiện trên mọi màn hình TV. Nó xảy ra bất kể pixel có thể thay đổi trạng thái nhanh như thế nào. Màn hình CRT ít bị nhòe do chuyển động vì với mỗi chu kỳ làm mới, toàn bộ pixel phải được vẽ lại, nếu không sẽ mờ dần đi. Chùm electron vẽ các hình ảnh từ trên xuống dưới bằng cách kích thích lớp phốt pho ở mặt sau màn hình. Khi đến cuối hình ảnh, các phốt pho ở đầu màn hình đã bắt đầu mở dần. Khoảng thời gian giữa việc vẽ dòng cuối cùng của lần làm mới trước đó và dòng đầu tiên của lần tiếp theo được gọi là khoảng thời gian trống dọc (vertical blanking), trong đó toàn bộ màn hình bị trống trong một thời gian ngắn. Sự thiếu bền vững tự nhiên này của hình ảnh “xung” có tác động tích cực đáng kể đến hiệu ứng nhòe chuyển động, là điều mà các nhà sản xuất màn hình đã cố mô phỏng theo nhiều cách khác nhau.
Chèn khung hình đen trên TV là gì? Có nên bật tính năng chèn khung hình đen?

Các phương pháp giảm mờ​

Có một số cách để TV giải quyết mờ chuyển động của “mẫu và giữ”. Hầu hết mọi người có lẽ quen thuộc với nội suy chuyển động, hay còn được gọi là làm mịn chuyển động. Bạn cũng có thể biết nó là “opera soap effect". Những thương hiệu TV khác nhau cũng có những tên gọi riêng cho phương pháp này, nhưng cơ bản thì hoạt động giống nhau. Giả sử, bạn có nội dung đang phát ở tốc độ 30fps nhưng màn hình có thể làm mới ở tốc độ 60fps. Nội suy chuyển động tạo ra các khung hình trung gian, là một loại trung bình của khung hình trước và sau nó. Điều này làm tăng gấp đôi số lượng khung hình độc nhất và giảm lượng chuyển động nhòe. Thật không may, điều này tạo ra chuyển động mượt mà thái quá. Khiến chuyển động trông giả giả, thiếu tự nhiên. Một cách khác là chèn khung hình đen hoàn toàn. Chèn một khung đen hoàn toàn vào giữa mọi khung sáng. Đèn nền (hoặc pixel đối với màn hình OLED) sẽ tối hoàn toàn sau mỗi lần làm mới đầy đủ.

Lợi ích của chèn khung hình đen​

Chèn khung hình đen (BFI) khá tuyệt vời trong việc loại bỏ mờ chuyển động theo dõi mắt.Nó đánh lừa bộ não của bạn để nhận biết chuyển động trơn thu. Cái hay của phương pháp giảm mờ này là bạn không làm rối loạn tốc độ khung hình của cảnh phim từ nguồn gốc. Cho dù đó là 24fps hay 60fps, chỉ những khung hình thực không bị thay đổi mới được hiển thị và không có opera soap effect. BFI cũng hoạt động tốt cho những chức năng như trò chơi điện tử. Cái gọi là phương pháp giảm mờ chuyển động “xử lý hậu kỳ” tạo ra độ trễ giữa thời điểm màn hình nhận được khung hình và khi hiển thị chúng. Chẳng hạn, với nội suy chuyển động, màn hình cần biết khung hình tiếp theo trông như thế nào, trước khi có thể tính toán khung hình nội suy để chèn vào giữa khung hình đó và khung hình trước.
Chèn khung hình đen trên TV là gì? Có nên bật tính năng chèn khung hình đen?
Với quá nhiều xử lý hậu kỳ, thời gian từ lúc bóp cò trong game Halo đến khi thấy đạn bắn ra trên màn hình sẽ lâu hơn. Còn BFI, bạn không cần phải xử lý hậu kỳ vì biết cứ mỗi khung hình 2 là một khung hình đen.

Nhược điểm của BFI​

BFI có 2 nhược điểm chính. Đầu tiên, nếu mỗi khung hình thứ 2 là màu đen với đèn nền tắt hoàn toàn, độ sáng sẽ bị giảm một nửa. Một số TV hiện đại triển khai BFI đã làm giảm độ sáng thấp hơn 50%, bạn sẽ luôn có hình ảnh mờ hơn khi bật BFI so với khi tắt. Tất nhiên, nhiều TV hiện đại sáng đến mức ngay cả khi bật BFI, bạn vẫn sẽ hài lòng với hình ảnh. Vấn đề tiềm ẩn thứ 2 với BFI là một số cách triển khai tạo ra hiện tượng nhấp nháy có thể nhận thấy. Trong các trường hợp các, một số người dường như có thể nhìn thấy hiện tượng nhấp nháy này tốt hơn những người khác. Hình ảnh nhấp nháy này gây đau đầu, vì vậy, BFI nhấp nháy rõ ràng không lý tưởng.

Bạn có nên sử dụng BFI?​

Dù không nghì ngờ gì về việc BFI tạo ra chuyển động rõ nét vượt trội, nhưng điều tốt nhất bạn có thể làm nếu màn hình của bạn hỗ trợ nó là bật nó lên, xem liệu những cải tiến đó có đáng để đánh đổi hay không. Bạn cũng không cần phải sử dụng BFI cho mọi thứ. Bạn có thể bật nó cho trò chơi điện thử hoặc thể thao, nhưng hãy tắt nó cho phim hoặc ngược lại. >>> TV 8K không được chuộng. Nguồn: How To Geek
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top