Chết cười với bình luận của facebooker trên CNN về chính sách Trump chặn sinh viên hàng đầu Trung Quốc có hại cho Mỹ hơn là Trung Quốc

Đoàn Thúy Hà

Editor
Thành viên BQT
Theo CNN, hơn 1.000 sinh viên Trung Quốc đang theo học đại học tại Mỹ đã bị gián đoạn việc học, đầu tiên do Covid-19 và sau đó là lệnh cấm thị thực dưới thời chính quyền Trump.
Đối mặt với mối đe dọa sinh viên Trung Quốc thực hiện hoạt động gián điệp trên đất Mỹ trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, Tổng thống Mỹ khi đó là Donald Trump đã ban hành lệnh cấm ngăn cản sinh viên tốt nghiệp khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) từ một số trường đại học Trung Quốc xin thị thực đến Hoa Kỳ, trung tâm nghiên cứu lớn nhất thế giới.
Nhưng các sinh viên Trung Quốc bị ảnh hưởng nói rằng họ hoàn toàn không phải là gián điệp - và một số đã huy động vốn từ cộng đồng để thuê luật sư thực hiện hành động pháp lý chống lại chính phủ Hoa Kỳ.
Các chuyên gia cho rằng vấn đề này ảnh hưởng không chỉ các sinh viên, đồng thời cảnh báo rằng việc cấm các sinh viên quốc tế đóng góp cho các nghiên cứu STEM quan trọng có thể có tác động đến chất lượng nghiên cứu của Mỹ.
Nó cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng tuyển sinh sinh viên Trung Quốc của các cơ sở giáo dục Hoa Kỳ và làm trầm trọng thêm mối quan hệ vốn đã căng thẳng giữa hai nước.
Với hơn 370.000 sinh viên Trung Quốc ở Mỹ - gần gấp đôi so với bất kỳ quốc gia nào - các nhà chức trách Mỹ đang phải đối mặt với một tình huống khó xử lớn: làm thế nào để đạt được sự cân bằng giữa việc bảo vệ môi trường học thuật cởi mở của Mỹ và giảm thiểu rủi ro an ninh quốc gia.
Bắc Kinh đã gọi những tuyên bố về hoạt động gián điệp của sinh viên là "vô căn cứ", cho rằng những cáo buộc "không có căn cứ" là một kiểu cố chấp và phân biệt đối xử và cuối cùng nó cũng chỉ gây tổn hại đến lợi ích của Mỹ mà thôi.
Chết cười với bình luận của facebooker trên CNN về chính sách Trump chặn sinh viên hàng đầu Trung Quốc có hại cho Mỹ hơn là Trung Quốc
Không nản lòng, Trump đã ký một tuyên bố vào tháng 5 năm ngoái về việc hạn chế cấp thị thực cho các sinh viên được cho là có mối quan hệ với quân đội Trung Quốc.
Đến thời tổng thống kế nhiệm Joe Biden, trong khi chính phủ Mỹ nối lại cấp thị thực du học cho công dân Trung Quốc vào tháng 5, họ vẫn tiếp tục bảo vệ tuyên bố của cựu tổng thống Trump. Trong tháng này, một phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nói với CNN rằng chính sách này "được nhắm mục tiêu trong phạm vi hẹp" vì nó ảnh hưởng đến ít hơn 2% người xin thị thực du học Trung Quốc và cần thiết để bảo vệ các doanh nghiệp nghiên cứu của Hoa Kỳ và lợi ích an ninh quốc gia.
Câu hỏi đặt ra là sinh viên Trung Quốc có phải là gián điệp không?
Kể từ khi chính sách được áp dụng vào tháng 5 năm ngoái, ít nhất 1.000 sinh viên đã bị cấm theo tuyên bố này. Một số bị từ chối cấp thị thực, trong khi những người khác bị thu hồi thị thực và bị trục xuất khỏi Mỹ. Nhiều người khác có thể đã quyết định không nộp đơn xin thị thực do lệnh cấm.
Đã có một số trường hợp gián điệp người Trung Quốc bị truy tố ở Mỹ. Ví dụ, trong những năm gần đây, sinh viên Zaosong Zheng bị buộc tội cố gắng tuồn nghiên cứu sinh học sang Trung Quốc, và sinh viên kỹ thuật điện người Trung Quốc Ji Chaoqun đã bị bồi thẩm đoàn truy tố, buộc tội hành động như một mật vụ cho Bắc Kinh.
Nhưng thế chẳng lẽ tất cả sinh viên Trung Quốc là gián điệp? Cái này cũng chẳng bên nào dám chắc chắn vì chỉ một vài vụ gián điệp thôi cũng đã làm cho đối phương mệt mỏi rồi.
Tuy nhiên, bài viết của CNN gây chú ý hơn đó là tính toán cái giá của Mỹ phải trả khi cấm sinh viên Trung Quốc, tất nhiên là thông qua việc trích dẫn lời các chuyên gia Mỹ.
Rằng việc cấm đoán không chỉ sinh viên Trung Quốc bị lỡ cơ hội, mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng nghiên cứu của Hoa Kỳ.
Mặc dù những sinh viên bị ảnh hưởng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số sinh viên Trung Quốc, nhưng họ đang thực hiện một số nghiên cứu quan trọng nhất. Ước tính có khoảng 16% sinh viên tốt nghiệp STEM ở Mỹ là công dân Trung Quốc. Khoảng một phần ba các nhà nghiên cứu AI cấp cao nhất đã tốt nghiệp đại học ở Trung Quốc, nhưng hơn một nửa trong số họ tiếp tục học tập, làm việc và sinh sống ở Mỹ, theo Macro Polo, một nhóm nghiên cứu có trụ sở tại Chicago.
"Những gì bạn đang làm là bạn đang đào tạo ra hàng nghìn sinh viên Trung Quốc có giá trị cao trong các lĩnh vực rất có giá trị, đóng góp rất nhiều cho nghiên cứu của Mỹ, đóng góp rất nhiều cho các phòng thí nghiệm này", CNN trích dẫn lời một chuyên gia Mỹ.
Bài đăng của CNN chia sẻ trên fanpage đã nhận được khá nhiều ý kiến khác nhau, trong đó rất nhiều ý kiến mỉa mai với CNN rằng “Vậy ý CNN có phải là chúng ta không thể nuôi dưỡng nổi nhà khoa học?”. Các ý kiến khác như:
“Kẻ viết bài bình luận này chắc chắn là phe Trung Quốc”
“CNN- Communist/China News Network.... đó là lý do tại sao nền logo của họ là màu đỏ”
“Ồ, bây giờ CNN đứng về phía Trung Quốc khi muốn trách cứ trump. Cách mà CNN nghĩ mọi người còn lại trên thế giới là ngu ngốc quá khác người. Tôi tự hỏi ông đã tốt nghiệp trường đại học báo chí ngu ngốc nào”
“Tại sao người đóng thuế Trung Quốc phải trao học bổng cho sinh viên Trung Quốc?”
“Đây là cuốn séc dày của Trung Quốc viết chứ không phải CNN”
“Nếu CNN nghĩ thế thì có bao nhiêu học giả Nobel xướng tên người Trung Quốc? Hãy tự tin với truyền thống của mình và có thể thuê họ làm việc cho người Mỹ. Ý của CNN là vậy, đúng không?”
“Trump đã làm gì CNN hiện nay vậy mà vẫn chỉ trích Trump, có thấy Biden vẫn đang tiếp nối chính sách của Trump không?”
Nhưng mà công nhận không nghĩ bài này lại đăng trên CNN, phải đọc lại thật kỹ, tưởng đọc báo Trung Quốc chớ 😀
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top