VNR Content
Pearl
Theo trang tin Sohu (Trung Quốc), khoản nợ của tập đoàn bất động sản Evergrande lên tới 2,58 nghìn tỷ nhân dân tệ (CNY, tương đương gần 360 tỷ USD).
Tỷ phú Hứa Gia Ấn - ông chủ của Evergrande - không chỉ lừa được nhiều người bình thường mà còn lừa được không ít đại gia.
Năm 2017, tập đoàn mẹ China Evergrande Group huy động được 130 tỷ CNY (17,8 tỷ USD), sau đó là công ty con China Evergrande New Energy Vehicle huy động được hơn 20 tỷ CNY (2,7 tỷ USD), công ty dịch vụ bất động sản Evergrande Property Services huy động được hơn 20 tỷ CNY và nền tảng giao dịch bất động sản và ô tô Evergrande RV Bao cũng huy động được hơn 10 tỷ CNY (1,4 tỷ USD) trước cơn giông bão của tập đoàn mẹ. Tuy nhiên, những khoản tiền khổng lồ này giờ đây gần như đã biến mất.
Theo trang Sohu, trong số những đại gia bị Hứa Gia Ấn lừa, phải kể đến Vương Văn Ngân - người giàu nhất Thâm Quyến, còn biệt danh là "Vua đồng thế giới".
Tỷ phú Hứa Gia Ấn - ông chủ của tập đoàn bất động sản Evergrande. Ảnh: Sohu
Một số phương tiện truyền thông cho biết, tập đoàn Zhengwei của Vương Văn Ngân hiện nắm giữ khoảng 1/7 số mỏ đồng đã được chứng minh trên thế giới.
Tập đoàn Zhengwei của Vương Văn Ngân đã lọt vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới theo khảo sát của Fortune (Fortune Global 500) trong nhiều năm liên tiếp, với doanh thu hàng trăm tỷ CNY và lợi nhuận khoảng 10 tỷ CNY mỗi năm.
Bức thư pháp thứ hai thậm chí còn viết rằng, Hứa Gia Ấn có dòng dõi hoàng tộc, ôm giấc mộng lớn, làm những việc phi thường, có những thành tựu vượt qua biên giới và tồn tại mãi mãi...
Nhưng chẳng bao lâu, Evergrande đã gặp vấn đề. Bản thân Vương Văn Ngân vào năm 2017 đã đầu tư 5 tỷ CNY (686 triệu USD) vào tập đoàn Evergrande thông qua tập đoàn Zhengwei của mình, tham gia vòng gọi vốn 130 tỷ CNY gây chấn động Trung Quốc thời điểm đó.
Bức thư pháp đầu tiên mà Vương Văn Ngân tặng cho Hứa Gia Ấn có nội dung ca ngợi Hứa là một người phi thường, đã làm được những việc phi thường và đạt được những thành tựu phi thường. Ảnh: Sohu
Theo trang Sohu, trong lịch sử kinh doanh hàng thập kỷ của Trung Quốc, thực sự có rất ít công ty nhận được tổng số tiền đầu tư lên tới 130 tỷ CNY, chứ đừng nói là nhận được 130 tỷ NDT tiền đầu tư trong một vòng gọi vốn như Evergrande.
Những công ty nổi tiếng "đốt tiền mặt" khủng khiếp như JD.com và Meituan chỉ huy động được hàng chục tỷ CNY vào thời điểm đó. Vậy mà trong vòng gọi vốn đó, riêng Vương Văn Ngân đã đầu tư 5 tỷ CNY vào Evergrande.
Đến năm 2020, Evergrande đã không quay trở lại niêm yết cổ phiếu hạng A nên thỏa thuận mua lại phần vốn góp của các cổ đông được kích hoạt.
Quỹ của Evergrande lúc đó vốn đã rất eo hẹp, Hứa Gia Ấn không có đủ 130 tỷ CNY để mua lại phần vốn góp của các cổ đông nên đã thuyết phục nhiều ông chủ lớn, trong đó có Vương Văn Ngân, tiếp tục ủng hộ và từ bỏ quyền mua lại.
Lúc đó Vương Văn Ngân cũng đồng ý. Tuy nhiên không phải tất cả các cổ đông đều đồng ý. Cổ đông cá nhân không đồng tình và yêu cầu Evergrande mua lại phần vốn góp. Họ đã chiến đấu với Hứa Gia Ấn và cuối cùng đã lấy lại được tiền gốc.
Đáng tiếc Vương Văn Ngân không làm như vậy, ông ta vẫn tiếp tục tin tưởng vào Evergrande.
Tháng 8/2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành chính sách giới hạn "3 lằn ranh đỏ". Đó là tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản dưới 70%, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu dưới 100% và tiền mặt phải lớn hơn hoặc bằng với nợ ngắn hạn.
Các công ty không đáp ứng được những yêu cầu này sẽ phải đối mặt với những hạn chế trong việc vay vốn từ ngân hàng.
Vương Văn Ngân - người giàu nhất Thâm Quyến, còn biệt danh là "Vua đồng thế giới". Ảnh: Sohu
Chính sách này đã khiến Evergrande không thể tiếp tục kéo dài các khoản nợ của mình, đồng thời phải nỗ lực điều chỉnh tình hình tài chính để đáp ứng các quy định. Evergrande đã giảm giá các căn hộ chung cư để bán nhanh hơn, thu về tiền mặt và tạm dừng các dự án để bảo toàn tiền mặt.
Đến cuối năm 2021, Evergrande đã chính thức bị công ty xếp hạng tín nhiệm lớn của Mỹ - Fitch Rating tuyên bố "vỡ nợ giới hạn", điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã vỡ nợ nhưng chưa nộp đơn phá sản, xin thanh lý tài sản.
Một nhà máy lớn vừa mua 100 chiếc máy nhưng vì công ty phá sản nên không ai cần những chiếc máy này. Vương Văn Ngân sau đó đã tìm đến và mua.
Nhưng Vương không có nhiều tiền như vậy, nên đã thuyết phục đối tác cho ông ta trả góp. Phía kia không còn cách nào khác ngoài việc đồng ý. Từ đó, quy mô nhà máy của Vương được mở rộng nhanh chóng.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính, Vương Văn Ngân phát triển nhanh chóng. Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS, giá các mỏ đồng sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, lúc này Vương đã mạo hiểm mua một số lượng lớn mỏ đồng, từ đó làm chủ cả nguồn cung ứng nguyên liệu lẫn sản phẩm đầu ra.
Sau năm 2012, tập đoàn Zhengwei của Vương đã trở thành một trong những công ty công nghiệp đồng lớn nhất thế giới và lọt vào danh sách Fortune 500.
Trải qua rất nhiều năm, Vương Văn Ngân chưa từng đưa tập đoàn Zhengwei lên sàn chứng khoán, điều này cũng cho thấy doanh nghiệp này không hề thiếu tiền. Dù lỗ 5 tỷ CNY do đầu tư vào Evergrande nhưng Vương Văn Ngân vẫn không chịu nhiều ảnh hưởng. Điều này cũng cho thấy thực lực của ông ta.
Tỷ phú Hứa Gia Ấn - ông chủ của Evergrande - không chỉ lừa được nhiều người bình thường mà còn lừa được không ít đại gia.
Năm 2017, tập đoàn mẹ China Evergrande Group huy động được 130 tỷ CNY (17,8 tỷ USD), sau đó là công ty con China Evergrande New Energy Vehicle huy động được hơn 20 tỷ CNY (2,7 tỷ USD), công ty dịch vụ bất động sản Evergrande Property Services huy động được hơn 20 tỷ CNY và nền tảng giao dịch bất động sản và ô tô Evergrande RV Bao cũng huy động được hơn 10 tỷ CNY (1,4 tỷ USD) trước cơn giông bão của tập đoàn mẹ. Tuy nhiên, những khoản tiền khổng lồ này giờ đây gần như đã biến mất.
Theo trang Sohu, trong số những đại gia bị Hứa Gia Ấn lừa, phải kể đến Vương Văn Ngân - người giàu nhất Thâm Quyến, còn biệt danh là "Vua đồng thế giới".
Một số phương tiện truyền thông cho biết, tập đoàn Zhengwei của Vương Văn Ngân hiện nắm giữ khoảng 1/7 số mỏ đồng đã được chứng minh trên thế giới.
Tập đoàn Zhengwei của Vương Văn Ngân đã lọt vào danh sách 500 công ty lớn nhất thế giới theo khảo sát của Fortune (Fortune Global 500) trong nhiều năm liên tiếp, với doanh thu hàng trăm tỷ CNY và lợi nhuận khoảng 10 tỷ CNY mỗi năm.
Vương Văn Ngân và Hứa Gia Ấn từng là bạn tốt
Vào năm 2021, Hứa Gia Ấn đến thăm Vương Văn Ngân. Vương đã viết tặng Hứa hai bức thư pháp. Cả hai đều là những người đam mê thư pháp. Bản thân Hứa cũng có thể viết thư pháp rất đẹp. Nhưng đến hiện tại, hai bức thư pháp này đã trở thành trò cười của thiên hạ.Bức thư pháp thứ hai thậm chí còn viết rằng, Hứa Gia Ấn có dòng dõi hoàng tộc, ôm giấc mộng lớn, làm những việc phi thường, có những thành tựu vượt qua biên giới và tồn tại mãi mãi...
Nhưng chẳng bao lâu, Evergrande đã gặp vấn đề. Bản thân Vương Văn Ngân vào năm 2017 đã đầu tư 5 tỷ CNY (686 triệu USD) vào tập đoàn Evergrande thông qua tập đoàn Zhengwei của mình, tham gia vòng gọi vốn 130 tỷ CNY gây chấn động Trung Quốc thời điểm đó.
Theo trang Sohu, trong lịch sử kinh doanh hàng thập kỷ của Trung Quốc, thực sự có rất ít công ty nhận được tổng số tiền đầu tư lên tới 130 tỷ CNY, chứ đừng nói là nhận được 130 tỷ NDT tiền đầu tư trong một vòng gọi vốn như Evergrande.
Những công ty nổi tiếng "đốt tiền mặt" khủng khiếp như JD.com và Meituan chỉ huy động được hàng chục tỷ CNY vào thời điểm đó. Vậy mà trong vòng gọi vốn đó, riêng Vương Văn Ngân đã đầu tư 5 tỷ CNY vào Evergrande.
Đến năm 2020, Evergrande đã không quay trở lại niêm yết cổ phiếu hạng A nên thỏa thuận mua lại phần vốn góp của các cổ đông được kích hoạt.
Quỹ của Evergrande lúc đó vốn đã rất eo hẹp, Hứa Gia Ấn không có đủ 130 tỷ CNY để mua lại phần vốn góp của các cổ đông nên đã thuyết phục nhiều ông chủ lớn, trong đó có Vương Văn Ngân, tiếp tục ủng hộ và từ bỏ quyền mua lại.
Lúc đó Vương Văn Ngân cũng đồng ý. Tuy nhiên không phải tất cả các cổ đông đều đồng ý. Cổ đông cá nhân không đồng tình và yêu cầu Evergrande mua lại phần vốn góp. Họ đã chiến đấu với Hứa Gia Ấn và cuối cùng đã lấy lại được tiền gốc.
Đáng tiếc Vương Văn Ngân không làm như vậy, ông ta vẫn tiếp tục tin tưởng vào Evergrande.
Tháng 8/2020, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã ban hành chính sách giới hạn "3 lằn ranh đỏ". Đó là tỷ lệ nợ phải trả trên tài sản dưới 70%, tỷ lệ nợ ròng trên vốn chủ sở hữu dưới 100% và tiền mặt phải lớn hơn hoặc bằng với nợ ngắn hạn.
Các công ty không đáp ứng được những yêu cầu này sẽ phải đối mặt với những hạn chế trong việc vay vốn từ ngân hàng.
Chính sách này đã khiến Evergrande không thể tiếp tục kéo dài các khoản nợ của mình, đồng thời phải nỗ lực điều chỉnh tình hình tài chính để đáp ứng các quy định. Evergrande đã giảm giá các căn hộ chung cư để bán nhanh hơn, thu về tiền mặt và tạm dừng các dự án để bảo toàn tiền mặt.
Đến cuối năm 2021, Evergrande đã chính thức bị công ty xếp hạng tín nhiệm lớn của Mỹ - Fitch Rating tuyên bố "vỡ nợ giới hạn", điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đã vỡ nợ nhưng chưa nộp đơn phá sản, xin thanh lý tài sản.
Vương Văn Ngân cũng là một doanh nhân huyền thoại
Theo trang Sohu, công việc kinh doanh của Vương Văn Ngân khởi sắc rực rỡ trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, khi nhiều nhà máy sản xuất dây điện ở Thâm Quyến đóng cửa.Một nhà máy lớn vừa mua 100 chiếc máy nhưng vì công ty phá sản nên không ai cần những chiếc máy này. Vương Văn Ngân sau đó đã tìm đến và mua.
Nhưng Vương không có nhiều tiền như vậy, nên đã thuyết phục đối tác cho ông ta trả góp. Phía kia không còn cách nào khác ngoài việc đồng ý. Từ đó, quy mô nhà máy của Vương được mở rộng nhanh chóng.
Sau cuộc khủng hoảng tài chính, Vương Văn Ngân phát triển nhanh chóng. Năm 2003, do ảnh hưởng của dịch SARS, giá các mỏ đồng sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, lúc này Vương đã mạo hiểm mua một số lượng lớn mỏ đồng, từ đó làm chủ cả nguồn cung ứng nguyên liệu lẫn sản phẩm đầu ra.
Sau năm 2012, tập đoàn Zhengwei của Vương đã trở thành một trong những công ty công nghiệp đồng lớn nhất thế giới và lọt vào danh sách Fortune 500.
Trải qua rất nhiều năm, Vương Văn Ngân chưa từng đưa tập đoàn Zhengwei lên sàn chứng khoán, điều này cũng cho thấy doanh nghiệp này không hề thiếu tiền. Dù lỗ 5 tỷ CNY do đầu tư vào Evergrande nhưng Vương Văn Ngân vẫn không chịu nhiều ảnh hưởng. Điều này cũng cho thấy thực lực của ông ta.