Chiến lược độc nhất vô nhị đã giúp TSMC vượt qua Hàn và Mỹ, thống trị ngành chip

A-Train The Seven
A-Train The Seven
Phản hồi: 0

A-Train The Seven

...'cause for once, I didn't hate myself.
TSMC là doanh nghiệp hàng đầu Đài Loan và là nhà sản xuất chip theo hợp đồng (foundry) số một thế giới. Họ đã công bố kế hoạch đầu tư thêm 100 tỷ USD vào các cơ sở sản xuất tại Mỹ. Người sáng lập TSMC, Morris Chang (Trương Trung Mưu), đã biến công ty này thành một thế lực toàn cầu chỉ trong một thế hệ. Bí quyết của ông nằm ở việc nhắm đến “vùng trống cạnh tranh” – một chiến lược mà không quốc gia hay doanh nghiệp nào khác dám theo đuổi.

Tôn Vận Tuyền (Sun Yun-suan), một kỹ sư tốt nghiệp thủ khoa Đại học Công nghiệp Cáp Nhĩ Tân từng dẫn dắt xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng Đài Loan, đảm nhận vai trò Thủ tướng. Ông được hỗ trợ bởi Lý Quốc Đỉnh (Li Kwoh-ting), một nhà vật lý học và chính trị gia không giữ chức vụ cụ thể. Cả hai đều tin rằng để Đài Loan đứng ngang hàng với các quốc gia khác, họ phải xây dựng sức mạnh kinh tế qua công nghiệp công nghệ cao.

Họ thúc đẩy thành lập Viện Nghiên cứu Công nghệ Công nghiệp (ITRI) và Khu Công nghiệp Khoa học Tân Trúc (Hsinchu Science Park), tạo ra một hệ sinh thái thu hút công nghệ từ nước ngoài và chuyển giao cho doanh nghiệp nội địa. Để thổi hồn vào hệ thống này, họ mời gọi các chuyên gia gốc Hoa từ Mỹ về nước – trong đó có Morris Chang. Người sau này đã sáng lập TSMC, vượt qua Intel và Samsung để thống trị gia công chip.

1744097632783.png


Mùa hè năm 1985, sau 36 năm sống tại Mỹ, Morris Chang trở về Đài Loan với vai trò Giám đốc ITRI. Tôn Vận Tuyền giao nhiệm vụ đưa nghiên cứu bán dẫn vào thực tiễn. Morris đánh giá lạnh lùng: Đài Loan không có công nghệ tiên tiến – ITRI học từ RCA (Mỹ), nhưng RCA đã tụt hậu ba thế hệ so với Intel. Năng lực bán hàng cũng không có – ngành công nghiệp Đài Loan lúc đó chỉ mạnh về lao động giá rẻ, thiếu thương hiệu và mối quan hệ để chinh phục thị trường tiên tiến.

Điểm sáng duy nhất là tỷ lệ thành phẩm cao trong dây chuyền thử nghiệm bán dẫn. Từ đây, Morris đề xuất mô hình kinh doanh chưa từng có: một công ty chuyên nhận gia công sản xuất chip (foundry). Ý tưởng này lấy cảm hứng từ khái niệm của Carver Mead trong sách thập niên 1970 nhưng chỉ Morris nhìn ra tiềm năng thực tế.
Tại TI, ông chứng kiến nhiều kỹ sư thiết kế tài năng rời đi khởi nghiệp nhưng thất bại vì không đủ tiền xây nhà máy. Ông nhận ra nhu cầu dịch vụ sản xuất chip thuê ngoài là có thật. Quan trọng hơn, với Đài Loan, đây là “vùng trống cạnh tranh” mà không đối thủ nào nhắm tới.

1744097690402.png


Vấn đề lớn nhất là vốn và công nghệ. Lý Quốc Đỉnh cam kết chính phủ đầu tư tới 50% nhưng phần còn lại phải huy động từ tư nhân. Morris tận dụng mạng lưới từ Mỹ, liên hệ TI, Intel, IBM, Motorola, Sony, Toshiba… nhưng chỉ nhận về cái lắc đầu. Duy nhất Philips (Hà Lan) đồng ý hợp tác. Năm 1987, TSMC ra đời với vốn 1,45 tỷ USD: Quỹ Phát triển Quốc gia Đài Loan chiếm 48,3%, Philips 27,6% và 9 doanh nghiệp Đài Loan góp phần còn lại.

Khoản đầu tư 100 tỷ USD vào Mỹ phản ánh áp lực từ chính quyền Mỹ muốn tăng cường sản xuất nội địa và giảm phụ thuộc vào Đài Loan – nơi cung cấp hơn 90% chip tiên tiến toàn cầu. Giữa căng thẳng Mỹ - Trung và mối đe dọa từ Trung Quốc, TSMC không chỉ củng cố “lá chắn silicon” mà còn bảo vệ chính mình bằng cách phân tán rủi ro địa chính trị. Các nhà máy tại Arizona và Texas dự kiến sản xuất chip 3nm vào năm 2026, phục vụ Apple, Nvidia và các đối tác lớn.
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top