Chiến lược kinh doanh ngày càng tệ, OnePlus có thể bị nhấn chìm bất kỳ lúc nào

Điều gì đã xảy ra với OnePlus, một trong những hãng smartphone từng sở hữu nhiều siêu phẩm được mệnh danh là “flagship killer” hay “kẻ tiêu diệt các mẫu flagship” trên thị trường?
Chiến lược kinh doanh ngày càng tệ, OnePlus có thể bị nhấn chìm bất kỳ lúc nào
Năm 2022 có thể trở thành một năm cực kỳ khó khăn đối với thương hiệu smartphone nổi lên một thời. Màn ra mắt của OnePlus 10 Pro không tạo được nhiều dấu ấn như trước có thể là dấu hiệu sa sút của OnePlus.
Đây không phải là lần đầu tiên OnePlus phải vật lộn để duy trì mô hình kinh doanh đã làm nên thương hiệu cho hãng, đó là “flagship killer”. Phải mất một thời gian thì biến thể RAM 8GB/ROM 128GB của chiếc OnePlus 9 Pro mới được tung ra thị trường. Điều này khiến một số người suy đoán rằng, biến thể này ra đời chỉ mang tính danh nghĩa và để OnePlus quảng cáo về mức giá phù hợp mà người tiêu dùng có thể bỏ ra để sở hữu một chiếc smartphone OnePlus.
Nhưng kết hợp với việc giá cả ngày càng tăng trong những năm gần đây, việc mua một chiếc smartphone cấu hình flagship nhưng mức giá phải chăng từ OnePlus ngày càng khó khăn hơn.

Mua một chiếc flagship “giá thơm” từ OnePlus không còn đơn giản như trước​

Bên cạnh màn ra mắt mờ nhạt của OnePlus 10 Pro, OnePlus cũng im lặng về sự xuất hiện của OnePlus 10. Thay vào đó có tin đồn OnePlus có thể sớm ra mắt biến thể OnePlus 10R trong vài tháng tới, sau đó là OnePlus 10 Ultra thậm chí còn đắt hơn vào cuối năm nay. Đây rõ ràng không phải là thông tin mà người tiêu dùng chờ đợi. Cái nhiều người cần là OnePlus cần sớm lấp đầy khoảng trống với một biến thể OnePlus 10.
Chiến lược kinh doanh ngày càng tệ, OnePlus có thể bị nhấn chìm bất kỳ lúc nào
Dù OnePlus 9R năm ngoái là một sản phẩm đáng mua nhưng nó chỉ bán độc quyền ở thị trường Trung Quốc và Ấn Độ nên nó không mang nhiều ý nghĩa đối với người dùng của các thị trường khác. Cho dù nhiều người vẫn muốn muốn mua một mẫu Ultra nhưng nó chắc chắn không còn phù hợp với chiến lược và định hướng ban đầu của OnePlus.
Chưa kể OnePlus đang cho thấy sự tập trung lớn cho thị trường Trung Quốc thay vì phương Tây trong nhiều năm qua. Vì vậy không chắc liệu phiên bản Ultra có dành cho người dùng toàn cầu hay không.
Điều này dẫn tới một trong những vấn đề đáng lo ngại đối với chiến lược hiện tại của OnePlus.
Chiến lược kinh doanh ngày càng tệ, OnePlus có thể bị nhấn chìm bất kỳ lúc nào
Nếu bạn cho rằng lộ trình năm ngoái là một mớ hỗn độn khó hiểu thì thậm chí lộ trình mà OnePlus vạch ra cho năm 2022 này còn tồi tệ hơn thế. Việc ra mắt nhiều cấp độ sản phẩm và ngày càng thất thường khiến OnePlus "tự đá vào chân mình". Nó cũng tương phản hoàn toàn với Apple và Samsung.
Hãng điện tử Hàn Quốc năm nay đã hợp nhất hai dòng smartphone cao cấp là Galaxy Note và Galaxy S làm một. Điều này khá dễ hiểu khi Samsung nhận ra rằng, sự trưởng thành của thị trường đồng nghĩa với việc không còn chỗ để tiếp tục duy trì nhiều hơn một chu kỳ phát hành hàng năm.
Nhưng OnePlus lại khác. Chiến lược tầm trung sắp tới của OnePlus rất phức tạp. Tin đồn gần đây tiết lộ, OnePlus đang ấp ủ sớm ra mắt Nord CE 2 Lite và Nord 2T sau đó một tháng. Nhưng hai mẫu điện thoại này có thể bị lép vế và biến mất khi OnePlus Nord CE 3 ra mắt vào giữa năm.

OnePlus đang dần mất đi bản sắc​

Trong một thị trường smartphone ngày càng bão hòa và cạnh tranh khốc liệt, việc tạo ra dấu ấn riêng và nhận diện thương hiệu khác biệt là cách duy nhất để tồn tại.
Đó cũng là cách giúp OnePlus có được tiếng vang thời điểm mới bước vào thị trường. Nhưng hiện tại thì dấu ấn đã phai mờ và không còn rõ ràng nữa.
Chiến lược sai lầm của OnePlus là một dấu hiệu đáng lo ngại. Nó gợi nhắc đến những ngày cuối cùng của thương hiệu smartphone HTC. Khi đó, hãng smartphone Đài Loan vẫn cố gắng tạo ra những chiếc flagship “nửa vời” và những màn ra mắt khó hiểu, nếu không muốn nói là viển vông, cốt nhằm “gây tiếng vang trở lại” và níu kéo thương hiệu.
Nhưng tất nhiên câu chuyện của HTC khác với OnePlus. Nếu như HTC chết vì “không thức thời” và thiếu quan sát xu hướng thị trường thì OnePlus trước nay rất biết cách đánh vào thị hiếu tiêu dùng, đó là muốn sở hữu một chiếc smartphone cao cấp nhưng có mức giá phù hợp, phải chăng hơn.
OnePlus đã tạo ra được bản sắc của riêng mình nhưng hãng vẫn còn gặp nhiều vấn đề khác. Đó là chu kỳ ra mắt và một danh mục sản phẩm không rõ ràng, chia tách chưa hợp lý các phân khúc và có sự chồng chéo.
Chiến lược kinh doanh ngày càng tệ, OnePlus có thể bị nhấn chìm bất kỳ lúc nào
Việc chia tách một dòng sản phẩm thành nhiều biến thể lộn xộn, thiếu sự quan tâm đến các thị trường tiềm năng và không có các sản phẩm chủ lực khiến thương hiệu OnePlus đang dần bị lãng quên.
Trong một thị trường, nơi người ta chỉ biết đến các thương hiệu như Apple, Samsung, Xiaomi hay Oppo thì cái tên OnePlus vẫn là một cái tên vô cùng “xa lạ” ở các thị trường ngoài Trung Quốc.
Thậm chí chính những người dùng từng “mê” OnePlus cũng đang cảm thấy hoài nghi về chiến lược của công ty, bởi hiện tại công ty đang không biết mình muốn gì làm sao có thể đưa ra thị trường các sản phẩm mà người tiêu dùng thực sự cần.
Nếu không sớm giải quyết các vấn đề còn tồn đọng và sớm đưa ra một chiến lược, hướng đi rõ ràng, không sớm thì muộn OnePlus cũng sẽ “tự đào hố chôn mình”.

>>Vì sao thị trường Mỹ không có phân khúc "điện thoại flagship giá rẻ"?

 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng

Gợi ý cộng đồng

Top