VNR Content
Pearl
Apple đã ra mắt cửa hàng chuyên cung cấp linh kiện tự sửa chữa cho iPhone SE 2022, iPhone 12 và iPhone 13 bị hỏng. Tuy nhiên, giá cho các linh kiện này không rẻ như những gì mọi người nghĩ.
Theo Macworld, cửa hàng mới của Apple cung cấp hơn 200 bộ phận và công cụ riêng lẻ, từ vít bảo mật với giá 0,10 USD một chiếc cho đến màn hình iPhone 13 Pro Max với giá hơn 300 USD. Điều này có nghĩa nếu muốn tự sửa chữa iPhone bị hỏng, số tiền người dùng tiết kiệm được không đáng là bao.
Tổng chi phí tự sửa chữa linh kiện hư trên iPhone có thể tốn kém hơn so với từ cửa hàng Apple
Ví dụ: Apple tính phí 269,95 USD cho gói màn hình iPhone 13, bao gồm màn hình, bộ vít, chất kết dính và hai vít bảo mật, và Apple sẽ hoàn 33,6 USD nếu người dùng gửi lại màn hình bị hỏng sau khi sửa chữa, tức tổng chi phí cuối cùng là 236,35 USD. Việc sửa chữa tương tự sẽ có giá 279 USD nếu mang đến Apple Store, tức tiết kiệm được 42,65 USD.
Ngoài ra, việc sửa chữa không dành cho những người thiếu kinh nghiệm, và số tiền tăng thêm sẽ vượt quá mức mà Apple Store chịu trách nhiệm sửa chữa. Đối với việc sửa chữa màn hình, Apple khuyên người dùng nên mua một Heated Display Pocket với giá 108 USD, Display Press với giá 216 USD và một bộ cố định loại bỏ màn hình với nhiệt có giá 256,35 USD.
Đối với việc thay thế pin, Apple tính phí cố định là 69 USD, nhưng một gói pin mua từ cửa hàng tự sửa chữa sẽ mất khoảng 47 USD sau khi hoàn trả bộ phận được thay thế. Apple cũng cung cấp các bộ dụng cụ để sửa chữa loa dưới, camera, Taptic Engine và khay SIM. Những sửa chữa đó khó so sánh hơn, nhưng giá linh kiện có vẻ hợp lý, với gói camera iPhone 13 Pro có giá chưa đến 90 USD sau khi hoàn trả linh kiện hư. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần mua hoặc thuê thêm thiết bị phục vụ tự sửa chữa.
Tất cả các bộ phận và công cụ đều có sẵn theo kiểu “gọi món” cũng như theo gói, và người dùng cũng có thể mua bộ công cụ với các thiết bị đắt tiền cần thiết để tháo rời iPhone có giá 49 USD/tuần. Apple đảm bảo các công cụ được cung cấp trên trang tự phục vụ sửa chữa đều giống với “mạng sửa chữa” của Apple.
Apple cung cấp một loạt hướng dẫn sử dụng mà thợ sửa chữa được học trước khi họ mua các bộ phận. Các chi tiết và hướng dẫn được nêu từng bước cho thấy việc sửa chữa cũng không hề dễ dàng. Ví dụ: để sửa màn hình bị nứt, người dùng sẽ cần phải loại bỏ và dán lại chất kết dính, sau đó việc hoán đổi pin cần có nhiều biện pháp phòng ngừa an toàn, bao gồm cả việc chuẩn bị sẵn “cát sạch, khô, chưa xử lý” trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ pin. Ngay cả khi đọc kỹ các hướng dẫn cũng có thể thấy việc sửa chữa này khá khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ cũng như hiểu biết về cách thức hoạt động và lắp ráp của những sản phẩm này.
Tuy nhiên, đó là một bước tiến tuyệt vời khi Apple cung cấp một chương trình toàn diện như vậy, và người dùng có điện thoại cũ đang hư hỏng có thể sửa chữa để đưa chúng hoạt động trở lại, nếu Apple mở rộng chương trình sang các mẫu iPhone đời cũ hơn.
Theo Thanh Niên
Theo Macworld, cửa hàng mới của Apple cung cấp hơn 200 bộ phận và công cụ riêng lẻ, từ vít bảo mật với giá 0,10 USD một chiếc cho đến màn hình iPhone 13 Pro Max với giá hơn 300 USD. Điều này có nghĩa nếu muốn tự sửa chữa iPhone bị hỏng, số tiền người dùng tiết kiệm được không đáng là bao.
Ví dụ: Apple tính phí 269,95 USD cho gói màn hình iPhone 13, bao gồm màn hình, bộ vít, chất kết dính và hai vít bảo mật, và Apple sẽ hoàn 33,6 USD nếu người dùng gửi lại màn hình bị hỏng sau khi sửa chữa, tức tổng chi phí cuối cùng là 236,35 USD. Việc sửa chữa tương tự sẽ có giá 279 USD nếu mang đến Apple Store, tức tiết kiệm được 42,65 USD.
Ngoài ra, việc sửa chữa không dành cho những người thiếu kinh nghiệm, và số tiền tăng thêm sẽ vượt quá mức mà Apple Store chịu trách nhiệm sửa chữa. Đối với việc sửa chữa màn hình, Apple khuyên người dùng nên mua một Heated Display Pocket với giá 108 USD, Display Press với giá 216 USD và một bộ cố định loại bỏ màn hình với nhiệt có giá 256,35 USD.
Đối với việc thay thế pin, Apple tính phí cố định là 69 USD, nhưng một gói pin mua từ cửa hàng tự sửa chữa sẽ mất khoảng 47 USD sau khi hoàn trả bộ phận được thay thế. Apple cũng cung cấp các bộ dụng cụ để sửa chữa loa dưới, camera, Taptic Engine và khay SIM. Những sửa chữa đó khó so sánh hơn, nhưng giá linh kiện có vẻ hợp lý, với gói camera iPhone 13 Pro có giá chưa đến 90 USD sau khi hoàn trả linh kiện hư. Tuy nhiên, người dùng vẫn cần mua hoặc thuê thêm thiết bị phục vụ tự sửa chữa.
Tất cả các bộ phận và công cụ đều có sẵn theo kiểu “gọi món” cũng như theo gói, và người dùng cũng có thể mua bộ công cụ với các thiết bị đắt tiền cần thiết để tháo rời iPhone có giá 49 USD/tuần. Apple đảm bảo các công cụ được cung cấp trên trang tự phục vụ sửa chữa đều giống với “mạng sửa chữa” của Apple.
Apple cung cấp một loạt hướng dẫn sử dụng mà thợ sửa chữa được học trước khi họ mua các bộ phận. Các chi tiết và hướng dẫn được nêu từng bước cho thấy việc sửa chữa cũng không hề dễ dàng. Ví dụ: để sửa màn hình bị nứt, người dùng sẽ cần phải loại bỏ và dán lại chất kết dính, sau đó việc hoán đổi pin cần có nhiều biện pháp phòng ngừa an toàn, bao gồm cả việc chuẩn bị sẵn “cát sạch, khô, chưa xử lý” trong trường hợp xảy ra sự cố cháy nổ pin. Ngay cả khi đọc kỹ các hướng dẫn cũng có thể thấy việc sửa chữa này khá khó khăn và đòi hỏi sự kiên nhẫn cao độ cũng như hiểu biết về cách thức hoạt động và lắp ráp của những sản phẩm này.
Tuy nhiên, đó là một bước tiến tuyệt vời khi Apple cung cấp một chương trình toàn diện như vậy, và người dùng có điện thoại cũ đang hư hỏng có thể sửa chữa để đưa chúng hoạt động trở lại, nếu Apple mở rộng chương trình sang các mẫu iPhone đời cũ hơn.
Theo Thanh Niên