Chữa trị trầm cảm bằng thuốc tiêm qua đường mũi trong 20 phút

nhhgiap

Pearl
Bạn đang cảm thấy rất áp lực, xuống tinh thần trầm trọng và không muốn tiếp tục làm việc nữa, thậm chí bị trầm cảm sau quá trình dài mệt mỏi. Những lúc thế này bạn ước có cách nào xua tan chúng đi thật nhanh chóng.
Chữa trị trầm cảm bằng thuốc tiêm qua đường mũi trong 20 phút
Thật may mắn, theo một nghiên cứu gần đây được công bố trên Tạp chí Phát hành có Kiểm soát, các nhà khoa học Nhật Bản đang chế tạo một loại thuốc chống trầm cảm tiêm qua mũi có hiệu quả trong 20 phút. Nếu thành công, nó sẽ đóng góp rất nhiều cho ngành dược phẩm thần kinh.
Quan trọng nhất, kết quả cho thấy thuốc có hiệu quả đáng kinh ngạc chỉ trong vòng 20 phút. Điều này mở ra cánh cổng cho nhiều phương pháp dẫn truyền thuốc như công nghệ nano cũng như kỹ thuật di truyền (chỉ dành cho người lớn).

Vượt qua thách thức

Việc dẫn truyền thuốc vào não bằng phương pháp truyền thống trước đây luôn gặp vô vàn khó khăn, điển hình như khả năng hấp thụ toàn thân, sự phân hủy thuốc nhanh chóng, vận chuyển theo trục và các cực xâm lấn. Nhận ra thách thức này, các nhà khoa học Nhật Bản nỗ lực tìm hướng đi mới.
Họ thực hiện bằng cách bổ sung các chuỗi nối tiếp để tăng cường tính thấm của tế bào, khả năng tránh thoái hóa, vào một loại thuốc chống trầm cảm có tên glucagon-like peptide 2. Nhưng nó thực sự không dễ dàng như lý thuyết.
Phương pháp sử dụng đường mũi đối mặt với nhiều thách thức làm giảm giá trị thuốc, tính thấm tế bào không hiệu quả. Thêm nữa, ngay cả khi thuốc đã đến não và ngấm vào tế bào thần kinh, khả năng ảnh hưởng đến khu vực này cũng bị giảm đi do hiệu quả thuốc thoái hóa nhanh đồng thời quá trình vận chuyển theo trục chậm.

Trong 20 phút

Nhóm nghiên cứu là một tập thể các nhà nghiên cứu Nhật Bản dưới sự lãnh đạo của Giáo sư Chikamasa Yamashita, thuộc Đại học Khoa học Tokyo. Nhóm đã điều chế thành công glucagon-like peptide 2 (GLP-2) để chữa trị cho một con chuột bị trầm cảm. Thuốc cho hiệu quả tương tự như phương pháp tiêm thuốc trực tiếp vào não (tiêm trong não thất - ICV).
Con chuột thí nghiệm đã di chuyển nhanh hơn, không bị suy giảm quá nhiều.
"Mặc dù đã có hơn 20 năm nghiên cứu về IDD (khuyết tật trí tuệ và phát triển), tôi tự hỏi tại sao nó không được đưa vào thực tế. Sau đó, tôi nhận ra rằng hầu hết các nghiên cứu về IDD đều tập trung vào phân phối thuốc qua biểu mô khứu giác, chiếm 2% niêm mạc mũi của con người".
"Tuy nhiên, nhóm tôi tập trung vào nghiên cứu phân phối thuốc tập trung qua 98% niêm mạc còn lại - biểu mô đường hô hấp, đặc biệt là qua dây thần kinh sinh ba”,
trích bài đăng của giáo sư trên blog Đại học Khoa học Tokyo.
Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu GLP-2, là một loại neuropeptide, có tác dụng điều trị ngay cả với chứng trầm cảm kháng trị. Vì nhiều loại thuốc đi vào cơ thể nhanh chóng mất tác dụng do sự thoái hóa nội mô bên trong tế bào sống, họ đã chọn bổ sung một chuỗi có nguồn gốc peptide vào GLP-2, được gọi là chuỗi tăng tốc thâm nhập (PAS).
Nhờ chuỗi bổ sung, thuốc tiêm vào não tránh được nguy cơ bị phân hủy trong thời gian dài. Họ cũng nâng cấp khả năng "xuyên thủng" biểu mô hô hấp và các bề mặt khác trong cơ thể, thường bị suy giảm ở các phương pháp truyền thống. Thuốc mới có tác dụng trong 20 phút tương tự như việc sử dụng ICV.
Nghiên cứu trên là một bước tiến quan trọng trong tương lai của công nghệ nano và công nghệ gen; hai lĩnh vực non trẻ với các ứng dụng dường như vô hạn.
Nguồn: Interestingengineering
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top