From Beijing with Love
Cháu đã lớn thế này rồi à. Lại đây chú ôm cái coi.
Một số vùng Nam Cực băng giá đang hình thành thảm thực vật xanh mướt với tốc độ đáng báo động trong bối cảnh khu vực này cũng bị tác động từ các đợt sóng nhiệt.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học Exeter và Hertfordshire ở Anh công bố trên tạp chí Nature Geoscience ngày 4/10, thảm thực vật trên Bán đảo Nam Cực đã lan rộng gấp 10 lần trong 40 năm. Bán đảo này là dãy núi dài hướng về phía Bắc đến mũi Nam Mỹ, đang ấm lên nhanh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu.
Nghiên cứu cũng cho thấy thảm thực vật bao phủ chưa đến 1km2 Bán đảo Nam Cực vào năm 1986 đã lan ra hơn 12km2 vào năm 2021. Tốc độ mà khu vực bị “phủ xanh” cũng đã tăng tốc hơn 30% trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2021.
Sự xâm lấn của thực vật tại vùng lạnh nhất Trái đất bắt đầu bằng rêu và địa y. Rêu là loài tiên phong, là sinh vật đầu tiên di chuyển vào môi trường sống mới có sẵn. Những loài thực vật không có mạch này rất cứng cáp và khỏe mạnh, có thể phát triển trên đá trơ trụi trong môi trường thiếu dinh dưỡng. Chúng tạo ra nền tảng cho các loài thực vật theo sau chúng bằng cách tiết ra axit phá vỡ đá và cung cấp vật liệu hữu cơ khi chúng chết.
Bản đồ làm rõ kết quả nghiên cứu. Mỗi trong bốn bảng hiển thị lượng thảm thực vật xanh trên vùng đất không có băng của bán đảo Nam Cực ở độ cao dưới 300 mét. Mỗi hình lục giác được tô bóng tùy thuộc vào số km vuông được thảm thực vật bao phủ. Điều đó được xác định bởi Chỉ số thực vật chuẩn hóa chênh lệch (NDVI) dựa trên vệ tinh. NDVI dựa trên dữ liệu quang phổ do vệ tinh Landsat thu thập trong những ngày không có mây vào mỗi tháng 3, thời điểm kết thúc mùa sinh trưởng ở Nam Cực.
Thomas Roland – tác giả chính của nghiên đang làm việc trong Đại học Exeter – cho hay trong khi cảnh quan phần lớn là tuyết, băng và đá, khu vực xanh mướt nhỏ bé này đã phát triển đáng kể kể từ giữa những năm 1980. "Những phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do con người gây ra không có giới hạn. Ngay cả trên Bán đảo Nam Cực - khu vực xa xôi, biệt lập và khắc nghiệt nhất này,cảnh quan cũng đang thay đổi và những tác động này có thể nhìn thấy từ không gian", ông Thomas giải thích.
Nam Cực, nơi lạnh nhất trên Trái đất, gần đây đã bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Trái đất nóng lên. Mùa hè năm nay, một số khu vực của lục địa đã trải qua đợt nắng nóng phá kỷ lục với nhiệt độ tăng lên tới 10 độ C so với mức bình thường từ giữa tháng 7.
Tháng 3/2022, nhiệt độ ở một số khu vực của lục địa đã lên tới 21 độ C so với mức bình thườn. Đây là mức chênh lệch nhiệt độ khắc nghiệt nhất từng được ghi nhận ở khu vực này. Các nhà khoa học dự đoán khi ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch tiếp tục làm thế giới nóng lên, Nam Cực sẽ tiếp tục ấm lên và quá trình xanh hóa này có khả năng sẽ tăng tốc.
Bán đảo càng xanh hóa, đất sẽ càng hình thành nhiều hơn và khu vực này càng có khả năng trở nên thuận lợi hơn cho các loài xâm lấn, có khả năng đe dọa động vật hoang dã bản địa. "Hạt giống, bào tử và mảnh thực vật có thể dễ dàng tìm đường đến Bán đảo Nam Cực trên giày hoặc thiết bị của khách du lịch và nhà nghiên cứu, hoặc thông qua chim di cư và gió. Nguy cơ rủi ro rất rõ ràng", nhà nghiên cứu Thomas nói. Bên cạnh đó, hiện tượng phủ xanh cũng có thể làm giảm khả năng phản xạ bức xạ Mặt trời.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường đại học Exeter và Hertfordshire ở Anh công bố trên tạp chí Nature Geoscience ngày 4/10, thảm thực vật trên Bán đảo Nam Cực đã lan rộng gấp 10 lần trong 40 năm. Bán đảo này là dãy núi dài hướng về phía Bắc đến mũi Nam Mỹ, đang ấm lên nhanh hơn nhiều so với mức trung bình toàn cầu.
Nghiên cứu cũng cho thấy thảm thực vật bao phủ chưa đến 1km2 Bán đảo Nam Cực vào năm 1986 đã lan ra hơn 12km2 vào năm 2021. Tốc độ mà khu vực bị “phủ xanh” cũng đã tăng tốc hơn 30% trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến năm 2021.
Sự xâm lấn của thực vật tại vùng lạnh nhất Trái đất bắt đầu bằng rêu và địa y. Rêu là loài tiên phong, là sinh vật đầu tiên di chuyển vào môi trường sống mới có sẵn. Những loài thực vật không có mạch này rất cứng cáp và khỏe mạnh, có thể phát triển trên đá trơ trụi trong môi trường thiếu dinh dưỡng. Chúng tạo ra nền tảng cho các loài thực vật theo sau chúng bằng cách tiết ra axit phá vỡ đá và cung cấp vật liệu hữu cơ khi chúng chết.
Bản đồ làm rõ kết quả nghiên cứu. Mỗi trong bốn bảng hiển thị lượng thảm thực vật xanh trên vùng đất không có băng của bán đảo Nam Cực ở độ cao dưới 300 mét. Mỗi hình lục giác được tô bóng tùy thuộc vào số km vuông được thảm thực vật bao phủ. Điều đó được xác định bởi Chỉ số thực vật chuẩn hóa chênh lệch (NDVI) dựa trên vệ tinh. NDVI dựa trên dữ liệu quang phổ do vệ tinh Landsat thu thập trong những ngày không có mây vào mỗi tháng 3, thời điểm kết thúc mùa sinh trưởng ở Nam Cực.
Thomas Roland – tác giả chính của nghiên đang làm việc trong Đại học Exeter – cho hay trong khi cảnh quan phần lớn là tuyết, băng và đá, khu vực xanh mướt nhỏ bé này đã phát triển đáng kể kể từ giữa những năm 1980. "Những phát hiện của chúng tôi xác nhận rằng ảnh hưởng của biến đổi khí hậu do con người gây ra không có giới hạn. Ngay cả trên Bán đảo Nam Cực - khu vực xa xôi, biệt lập và khắc nghiệt nhất này,cảnh quan cũng đang thay đổi và những tác động này có thể nhìn thấy từ không gian", ông Thomas giải thích.
Nam Cực, nơi lạnh nhất trên Trái đất, gần đây đã bị ảnh hưởng bởi hiện tượng Trái đất nóng lên. Mùa hè năm nay, một số khu vực của lục địa đã trải qua đợt nắng nóng phá kỷ lục với nhiệt độ tăng lên tới 10 độ C so với mức bình thường từ giữa tháng 7.
Tháng 3/2022, nhiệt độ ở một số khu vực của lục địa đã lên tới 21 độ C so với mức bình thườn. Đây là mức chênh lệch nhiệt độ khắc nghiệt nhất từng được ghi nhận ở khu vực này. Các nhà khoa học dự đoán khi ô nhiễm nhiên liệu hóa thạch tiếp tục làm thế giới nóng lên, Nam Cực sẽ tiếp tục ấm lên và quá trình xanh hóa này có khả năng sẽ tăng tốc.
Bán đảo càng xanh hóa, đất sẽ càng hình thành nhiều hơn và khu vực này càng có khả năng trở nên thuận lợi hơn cho các loài xâm lấn, có khả năng đe dọa động vật hoang dã bản địa. "Hạt giống, bào tử và mảnh thực vật có thể dễ dàng tìm đường đến Bán đảo Nam Cực trên giày hoặc thiết bị của khách du lịch và nhà nghiên cứu, hoặc thông qua chim di cư và gió. Nguy cơ rủi ro rất rõ ràng", nhà nghiên cứu Thomas nói. Bên cạnh đó, hiện tượng phủ xanh cũng có thể làm giảm khả năng phản xạ bức xạ Mặt trời.