Có ánh sáng trong phòng khi ngủ, dù ít cũng có thể gây hại cho sức khỏe

Một nghiên cứu mới ở những người trẻ khỏe mạnh cho thấy, chỉ cần ngủ một đêm với ánh sáng mờ, chẳng hạn như ánh sáng của TV có thể làm tăng lượng đường trong máu và nhịp tim.
Có ánh sáng trong phòng khi ngủ, dù ít cũng có thể gây hại cho sức khỏe
Tác giả nghiên cứu, Tiến sĩ Phyllis Zee, giám đốc Trung tâm Y học Circadian và Giấc ngủ tại Trường Y Feinberg thuộc Đại học Northwestern, cho biết ánh sáng dù rất yếu vẫn có thể xuyên qua mí mắt và làm gián đoạn giấc ngủ mặc dù những người tham gia thử nghiệm đã nhắm kín mắt.
Nhịp tim thường giảm vào ban đêm và đập chậm lại do não bộ đang bận rộn sửa chữa và làm trẻ hóa cơ thể. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng khi nhịp tim tăng cao vào ban đêm thì đó có thể là một yếu tố dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim trong tương lai và tử vong sớm.
Lượng đường trong máu cao là một dấu hiệu của tình trạng kháng insulin, khi cơ thể ngừng sử dụng glucose đúng cách và tuyến tụy hoạt động quá mức, khiến cơ thể phải cung cấp thêm insulin để bù đắp cho đến khi mất khả năng hoạt động. Theo thời gian, kháng insulin cuối cùng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường loại 2.

Ánh sáng ảnh hưởng đến giấc ngủ như thế nào?

Có ánh sáng trong phòng khi ngủ, dù ít cũng có thể gây hại cho sức khỏe
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra ánh sáng nhân tạo vào ban đêm có tác động đến việc tăng cân và béo phì, gián đoạn chức năng trao đổi chất, bài tiết insulin cùng với sự phát triển của bệnh tiểu đường và các yếu tố nguy cơ tim mạch.
"Tại sao bật đèn ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của bạn? Liệu điều đó có thể giải thích tại sao tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường hoặc béo phì trong xã hội ngày càng cao?" Tiến sĩ Zee đặt nghi vấn.
Zee và nhóm của cô đã mời 20 người khỏe mạnh ở độ tuổi 20 tham gia thí nghiệm về giấc ngủ trong vòng hai đêm ở phòng thí nghiệm. Đêm đầu tiên được trải qua trong một căn phòng rất tối, nơi "bạn sẽ khó có thể thấy gì dù có mở mắt," Zee cho biết.
Tất cả những người tham gia nghiên cứu đều được kết nối với các thiết bị theo dõi chất lượng giấc ngủ. Vì vậy, dữ liệu có thể được thu thập với sự can thiệp tối thiểu, họ ngủ với 1 ống tiêm tĩnh mạch (IV - intravenous) dài luồn qua phòng và xuyên qua một cái lỗ ở dẫn tới phòng bên kia của các nhà nghiên cứu. Máu được rút ra mỗi giờ để kiểm tra mức melatonin mà không hề chạm vào những người tham gia đang ngủ.
Zee chia sẻ: “Chúng tôi ghi lại sóng não và có thể biết người đó đang ở giai đoạn nào của giấc ngủ. Chúng tôi ghi lại nhịp thở, nhịp tim, điện tâm đồ của họ và cũng tiến hành lấy máu để đo nồng độ melatonin khi họ đang ngủ." Melatonin là một loại hormone điều chỉnh nhịp sinh học của cơ thể, hay còn gọi là chu kì thức - ngủ của cơ thể.
Đêm thứ hai, thử nghiệm tiếp tục với 2 nhóm tình nguyện viên, một nhóm vẫn giữ nguyên môi trường không ánh sáng như cũ, còn một nhóm khác thì trải qua giấc ngủ với với một chiếc đèn mờ trên đầu, mức ánh sáng từ đèn tựa như ánh đèn đường chiếu qua cửa sổ, độ sáng là cực kỳ thấp.
Cô giải thích: “Bây giờ những người này đang ngủ với mí mắt nhắm nghiền. Uớc tính rằng khoảng 5% đến 10% ánh sáng trong môi trường sẽ thực sự xuyên đến mắt, vì vậy thực ra cũng không có quá nhiều ánh sáng".
Tuy nhiên, ngay cả lượng ánh sáng nhỏ bé đó cũng làm hụt đi giai đoạn ngủ sóng chậm (slow wave sleep) và khiến nhãn cầu di chuyển nhanh (rapid eye movement) hầu hết quá trình đổi mới tế bào xảy ra trong các giai đoạn này của giấc ngủ.
Ngoài ra, nhịp tim đập nhanh hơn, kháng insulin tăng lên, và hệ thống thần kinh giao cảm (kích thích cơ thể phản ứng lại) và phó giao cảm (kích thích làm chậm nhịp tim và dẫn truyền) trở nên không cân bằng, điều này có liên quan đến việc huyết áp trở nên cao hơn ở những người khỏe mạnh thông thường.
Dù vậy, lượng ánh sáng này không đủ mạnh để làm giảm lượng melatonin trong cơ thể, Zee bổ sung.

Vậy chúng ta nên làm gì?

Có ánh sáng trong phòng khi ngủ, dù ít cũng có thể gây hại cho sức khỏe
Đóng tất cả rèm của bạn, tắt tất cả đèn dù chúng ít sáng và cân nhắc sử dụng miếng che mắt khi ngủ.
“Tôi nghĩ là bạn nên chú ý đến ánh sáng trong phòng ngủ của mình, hãy đảm bảo rằng bạn bắt đầu giảm độ sáng đèn ít nhất là 1 hoặc 2 giờ trước khi đi ngủ để chuẩn bị môi trường tốt cho giấc ngủ", Zee lưu ý. “Nếu cần đèn ngủ, hãy để đèn mờ và chiếu xuống sàn thay vì để ngay cạnh tầm mắt hoặc giường của bạn".
Ngoài ra, hãy lưu ý về loại ánh sáng mà bạn đang có trong phòng ngủ của mình và hạn chế tối đa bất kỳ ánh sáng nào có màu xanh lam, chẳng hạn như ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử như TV, điện thoại thông minh, máy tính bảng và máy tính xách tay.
Zee nói: “Ánh sáng xanh là loại ánh sáng kích thích nhất, nếu bạn phải bật đèn vì lý do an toàn, hãy cân nhắc thay đổi màu sắc, bạn nên chọn đèn có tông màu tối hơi đỏ hoặc nâu đậm. Thế nhưng tốt nhất vẫn là không nên có đèn hay bất kỳ loại ánh sáng nào khi ngủ".
Nguồn: CNN
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top