Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?

Đúng nghĩa một đất nước với nền ẩm thực truyền thống phong phú, Nhật Bản rất coi trọng bữa trưa của học sinh tiểu học. Hơn cả một bữa ăn, giờ ăn trưa được xem như một tiết học ở trường với ý nghĩa quan trọng, giúp tạo nên sự gắn kết giữa các học sinh trong trường theo cách mà có lẽ chỉ khi cùng dùng chung bữa ăn mới có thể làm được.
Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?
Bữa trưa của các trường học tại Tokyo được thiết kế bởi các chuyên gia dinh dưỡng của nhà trường và nấu tại chỗ bởi một nhóm nhân viên được tuyển dụng chuyên biệt cho nhiệm vụ. Họ chuẩn bị những nồi súp lớn cùng cơm; các học sinh được phân công nhiệm vụ lấy chúng từ nhà bếp, đưa vào lớp trên một chiếc xe đẩy lớn và sau đó bày ra đĩa cho các bạn cùng lớp – mọi thứ trông giống như một nhà căn-tin di động vậy. Tại các trường học ngoài khu vực Tokyo, các trung tâm phục vụ ăn trưa học đường sẽ chế biến và phân phối thực phẩm trực tiếp đến nhà trường.

Học sinh tự phục vụ lẫn nhau​

Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?
Học sinh được phân công sẽ mặc một chiếc tạp dề dài cùng mũ bếp màu trắng, đi kèm với đó là khẩu trang y tế để đề phòng bệnh cúm. Các em còn lại sẽ lần lượt cầm khay của mình đi ngang qua, nhận từng phần thức ăn từ người bạn cùng lớp và mang chúng trở lại bàn học. Các dụng cụ ăn cũng được cung cấp tương tự. Khi trở về chỗ ngồi của mình, các em sẽ đặt khay thức ăn lên tấm khăn ăn trưa mà chúng đã chuẩn bị từ nhà và trải lên bàn.
Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?
Ngoài ra, trên bàn học sẽ còn có một gói khăn giấy bỏ túi, một chiếc khăn lau tay nhỏ và một chiếc cốc. Những học sinh thường mang những vật dụng hàng ngày này theo từ nhà, đựng trong một chiếc túi nhỏ treo bên hông ba lô. Gần đây, một số trường học còn yêu cầu học sinh chuẩn bị bàn chải để đánh răng sau bữa trưa. Các giáo viên cũng dùng bữa trưa “kyushoku” tương tự tại bàn làm việc của họ cùng với học sinh.

Thực đơn có gì?​

Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?
Bữa trưa thường phục vụ cơm, súp, salad và một món thịt hoặc cá, kèm theo đó là một chai sữa 200 ml, tuy nhiên cà phê sữa hoặc sữa chua uống cũng sẽ được thay thế trong khoảng một hoặc hai lần mỗi tháng. Món cơm hiếm khi sẽ là cơm trắng thông thường, thay vào đó sẽ được trộn chung cùng với một thứ gì đó như là nấm hoặc rong biển wakame và chế phẩm thành món cơm chiên hoặc cơm pilaf. Thỉnh thoảng, học sinh cũng được đổi sang món mì nước. Bánh mì cũng là một món ăn khá thuần túy khác, được phục vụ khoảng một tháng một lần và hầu như rất ngọt. Món tráng miệng được phục vụ một hoặc hai lần một tuần, thường là trái cây, nhưng đôi khi là thạch rau câu hoặc bánh pudding.
Món súp thường là súp miso, ngoài ra còn nhiều loại súp khác bao gồm các món súp của Nhật Bản, chẳng hạn như súp sumashi jiru, cũng như súp bí đỏ kiểu phương Tây và súp trứng Trung Quốc đều đặn hàng tháng. Món salad xuất hiện hầu như mọi ngày và có nhiều loại như salad wakame, salad giá đỗ, salad kiểu Pháp, salad khoai tây. Tất cả các nguyên liệu, ngay cả dưa chuột, đều được nấu chín để ngăn chặn vi rút dạ dày.
Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?
Các món thịt được bày trí trên cùng của phần cơm tựa như món Donburi. Cá là món ăn chính trung bình khoảng một lần một tuần, tuy nhiên, đây mới là hướng dẫn cơ bản vì thực đơn và tần suất của mỗi loại món ăn còn khác nhau còn tùy theo kế hoạch được thiết kế bởi chuyên gia dinh dưỡng của mỗi trường.

Chi phí bao nhiêu?​

Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?
Phụ huynh sẽ trả tiền ăn trưa ở trường cho con em họ, nhưng chi phí là không nhiều, vào khoảng 250 yên cho một bữa ăn ở lớp một và lớp hai, và dưới 300 yên cho lớp năm và lớp sáu. Khoảng giữa số tiền đó là những năm trung cấp của học sinh.
Xét trên phạm vi xã hội Nhật Bản rộng lớn, các trường học ở quốc gia này đã nhận thức rất rõ về vấn đề dị ứng thực phẩm. Giấy tờ nhập học của trường sẽ yêu cầu điền thông tin về tiền sử dị ứng của học sinh. Theo đó, nhà trường sẽ chuẩn bị bữa trưa cho trẻ mà không có các thành phần gây dị ứng và đặt nó lên trên xe đẩy kyuushoku có tên của đứa trẻ trên đó.

Lịch sử Kyuushoku​

Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?
Hệ thống cấp dưỡng ăn trưa ở trường học của Nhật Bản được cho là khởi nguồn từ thành phố Tsuruoka, thuộc tỉnh Yamagata vào năm 1889 khi trường tiểu học do một vị thầy tu đứng đầu đã chuẩn bị cơm nắm, cá nướng và dưa muối cho những học sinh rất nghèo không thể có bữa trưa mang đến trường. Hành động này được công nhận một cách rộng rãi và các trường học trên toàn Nhật bản bắt đầu áp dụng theo.
Tình trạng thiếu lương thực suốt Chiến tranh thế giới thứ hai khiến một số trường học không thể cấp dưỡng bữa trưa cho học sinh. Hậu Thế chiến, những bữa ăn trưa ở trường mang đến cho học sinh nhiều dinh dưỡng cần thiết và có cả sữa tách béo do UNICEF tài trợ và lúa mì do Hoa Kỳ tài trợ. Món cơm không được phục vụ trong bữa trưa ở trường học hiện đại cho đến năm 1976.

Hơn cả một bữa ăn​

Có gì ở bữa trưa giá 60.000 đồng của học sinh Nhật Bản?
Hệ thống bữa trưa ở nhà trường dạy cho trẻ em các kỹ năng về lễ nghi, cách phục vụ và dọn dẹp, đồng thời dạy trẻ lựa chọn thực phẩm lành mạnh và thói quen ăn uống tích cực suốt đời. Điều này còn nhằm mục đích để học sinh được thử nhiều loại thức ăn, vì thế theo truyền thống, các giáo viên sẽ khuyến khích trẻ ăn tất cả thức ăn mà chúng được phục vụ. Bởi vì vẫn luôn có những câu chuyện cổ điển ví dụ như các bà mẹ trong đó có cả giáo viên cố gắng nài nỉ học sinh ăn hết bữa trưa của mình và cậu nhóc cứ ngồi trơ ra đó, trước mặt phần ăn của mình suốt giờ giải lao sau bữa trưa cho đến tận tiết học tiếp theo.
Ở thời điểm đó, ngay cả sự nghiêm khắc với quy tắc “vui lòng ăn mọi thứ” như vậy lại được thực thi khác nhau tùy theo mỗi giáo viên. Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự thay đổi các giá trị xã hội rộng lớn hơn, không còn dễ tìm thấy một ví dụ cực đoan như vậy nữa. Một cách đầy lý tưởng, cùng dùng chung bữa ăn sẽ là một trải nghiệm thú vị giúp gắn kết các em học sinh cả lớp bằng cách khiến chúng thân thiết và hiểu rõ nhau tốt hơn.
Để có một cái nhìn thú vị khác về bữa trưa ở trường học Nhật Bản, hãy xem video bên dưới:

Khi các bậc cha mẹ người Nhật cùng nhau hồi tưởng về giai đoạn tiểu học của họ, những bàn luận về bữa trưa ở trường luôn hiện hữu và mặc dù được nhắc đến một cách trìu mến nhưng sự vô vị của các món ăn thường chiếm phần chú ý hơn cả. Đó là một mối liên kết mà họ có thể sờ thấy được. Ngày nay, bữa trưa ở trường học đã được cải thiện nhiều về khẩu vị, được cả giáo viên và học sinh khen ngợi. Người ta tự hỏi rằng liệu những bữa trưa ngon miệng ở trường có thể tạo nên mối liên kết sâu sắc như các bậc cha mẹ ngày nay chia sẻ về kyuushoku của họ hay không. Hãy hi vọng như vậy!
Nguồn: Savvy Tokyo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top