Có thể cảnh báo sớm sóng thần nếu dựa vào từ trường

Sóng thần là từ được dùng để chỉ những con sóng lớn với cường độ mạnh, cuốn phăng tất cả mọi thứ trên đường đi của nó. Chúng hiếm khi được dự báo chính xác khiến việc sơ tán các khu dân cư trở nên khó khăn. Một nhóm các nhà khoa học về trái đất đã có những nghiên cứu và phát hiện, những "bức tường bằng nước" này có thể được dự đoán trước bằng từ trường của chúng. Chúng ta có thể nhận biết sớm trước khi nó đến. Kết quả nhóm nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Địa vật lý, Liên minh Địa vật lý Hoa Kỳ
Nguyên nhân tạo ra sóng thần được cho là do các hoạt động dưới đáy biển, như động đất hoặc núi lửa phun trào, gây ra sóng xung kích mạnh theo mọi hướng. Một trong những dấu hiệu cảnh báo điển hình của sóng thần là sự xói mòn từ bờ biển. Ngoài ra, nhiều loài vật ở gần đó cũng cảm nhận được sự nguy hiểm và trốn chạy lên những vùng đất cao hơn.
Tuy nhiên, hiện tượng được các nhà khoa học tìm hiểu gần đây đã chứng minh, vùng từ trường của sóng thần đến trước cả khi mực nước biển thay đổi, khiến nó trở thành dấu hiệu tức thời nhất để dự đoán. Thực chất, ý tưởng này đã được đề xuất nhưng chưa ai quan tâm nghiên cứu một cách nghiêm túc.
Zhiheng Lin, một nhà địa vật lý tại Đại học Kyoto và đồng tác giả của nghiên cứu cho biết "Điều này rất thú vị vì trong nghiên cứu trước đây, chúng tôi không quan sát về sự thay đổi mực nước biển. Chúng tôi đã có những cách đánh giá mới hơn, cho thấy nó phù hợp với dữ liệu về từ trường và các mô phỏng lý thuyết."

Có thể cảnh báo sớm sóng thần nếu dựa vào từ trường
Hậu quả của trận sóng thần năm 2004 tấn công Indonesia
Để có những kết quả tốt hơn, nhóm nghiên cứu đã xem xét dữ liệu từ 2 trận sóng thần: một trận xảy ra ở Samoa vào năm 2009 và một trận khác xảy ra ở Chile vào năm 2010 với mục đích lập mô hình từ trường của một cơn sóng thần và xem chúng hoạt động như thế nào. Hai sự kiện này cung cấp những dữ liệu đồng thời về sự thay đổi mực nước biển từ rất sớm và từ trường được tạo ra đối với sóng thần.
Neesha Schnepf, một nhà khoa học trái đất chuyên nghiên cứu về địa từ học tại Đại học Colorado ở Boulder cũng cho biết "Chúng tôi cần thêm một nghiên cứu thêm về so sánh giữa từ trường với sự thay đổi mực nước biển từ dữ liệu áp suất, và cũng khá chắc chắn rằng những nhà khoa học Nhật Bản là những người đầu tiên có sự so sánh mức độ phù hợp của mực nước biển do ảnh hưởng của từ trường với mực nước biển ban đầu."
Các mô hình của Neesha Schnepf cũng có những điều kiện thử nghiệm thuận lợi hơn đối với các trường hợp nước biển ở sâu hơn. Bởi các vùng nước gần bờ thường chịu ảnh hưởng của tiếng ồn từ môi trường xung quanh, khiến việc phát hiện từ trường sóng thần trở nên khó khăn.
Điều quan trọng nhất vẫn là dự đoán sóng thần đến qua từ trường chỉ cần khoảng thời gian vài phút, bởi có có thể cứu sống rất nhiều người. "Mục tiêu thực tế là một mô hình sóng thần đã được cải thiện, hòng đưa ra dự đoán tốt hơn về những khu vực có thể chịu ảnh hưởng và cần được cảnh báo."
Nguồn
Gizmodo
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top