Có thể không hóa trị mà vẫn điều trị được bệnh ung thư không?

Hóa trị là một công cụ đáng kinh ngạc để tiêu diệt các tế bào ung thư, tuy nhiên, phương pháp này cũng kéo theo sự gây hại chéo, các tế bào thông thường của chúng ta sẽ gặp tình trạng xấu, dẫn đến các tác dụng phụ làm thay đổi cuộc sống của chính người thực hiện hóa trị.
Hóa trị không phải lúc nào cũng cần thiết cho một quy trình điều trị thành công, nhưng làm thế nào để biết ai đó có yêu cầu và ai không thực sự là một bài toán phức tạp. Hiện tại, một nghiên cứu mới đã cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng kỹ thuật giúp bệnh nhân ung thư ruột kết giai đoạn II tránh được hóa trị, mà không làm thay đổi kết quả lâm sàng của họ.
Kỹ thuật được sử dụng trong nghiên cứu mới này sử dụng một loại DNA được gọi là DNA khối u tuần hoàn (ctDNA). Đó là những phần nhỏ của DNA bị phân mảnh từ các khối u đang lưu thông trong dòng máu.Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng không phải là một phần của tế bào khối u mà chỉ là DNA của chính khối u đó.

Có thể không hóa trị mà vẫn điều trị được bệnh ung thư không?
DNA khối u tuần hoàn (ctDNA) và cách nó được tìm thấy trong máu
Đây cũng không phải là công trình đầu tiên tìm hiểu về ctDNA, các nhà nghiên cứu đã biết về sự hiện diện của ctDNA trong máu sau phẫu thuật dự báo nguy cơ tái phát ung thư. Tuy nhiên, những phát hiện mới này đã đưa việc điều trị ung thư tiến thêm một bước. Nhìn vào ví dụ về ung thư ruột kết giai đoạn II, đây là nghiên cứu lâm sàng đầu tiên cho thấy 'phương pháp tiếp cận có hướng dẫn' ctDNA sau phẫu thuật có thể mang lại lợi ích đáng kể. Ung thư ruột kết giai đoạn II là một thách thức độc nhất, trong giai đoạn I, bệnh nhân không được hóa trị vì tiên lượng sống sót của họ là hơn 90%. Nguy cơ khó chịu và độc hại từ liệu pháp này lớn hơn những lợi ích mà nó có thể mang lại. Mặt khác, mọi bệnh nhân ung thư ruột kết giai đoạn III hiện nay được hóa trị vì nguy cơ tái phát cao.
Đến giai đoạn thứ II, ung thư đã lan rộng qua các lớp cơ của thành ruột kết, nhưng vẫn chưa di căn đến các cơ quan khác. Ở thời điểm này, bệnh nhân sẽ được phẫu thuật để loại bỏ khối u, nhưng sau đó, bác sĩ lâm sàng sẽ phải đưa ra lựa chọn liệu có thực hiện hóa trị hay không. Các nhà nghiên cứu biết khoảng 75% những người bị ung thư ruột kết giai đoạn II không cần hóa trị sau phẫu thuật, nhưng khoảng 25% thì có. Việc tìm hiểu xem bệnh nhân nào được hưởng lợi nhiều nhất từ hóa trị là vô cùng quan trọng, nếu sai có thể gây tử vong.
Hiện tại, có một số đặc điểm mà các khối u có thể khiến bác sĩ phải đặt lịch hóa trị, chẳng hạn nếu khối u trông bất thường dưới kính hiển vi hoặc nếu đã xâm nhập vào các mô khác. Nhưng nghiên cứu mới đã chỉ ra, phương pháp này không phải là dễ dàng và nhiều bệnh nhân ung thư có thể được hóa trị cả khi không cần thiết.
Từ năm 2015 đến năm 2019, 455 bệnh nhân bị ung thư ruột kết loại II đã được tuyển chọn vào nghiên cứu. Từ đó, 302 người được chỉ định cho phương pháp tiếp cận có hướng dẫn ctDNA, trong khi số còn lại được chăm sóc tiêu chuẩn. Các bệnh nhân được theo dõi sau khoảng 37 tháng, có nghĩa là nghiên cứu có dữ liệu về các bệnh nhân trong hơn ba năm.

Có thể không hóa trị mà vẫn điều trị được bệnh ung thư không?
Cả phương pháp quản lý tiêu chuẩn và phương pháp điều trị có hướng dẫn đều có tỷ lệ sống sót tương tự nhau, không tái phát ung thư (92,4% so với 93,5%) trong thời gian nghiên cứu. Tuy nhiên, sự khác biệt lớn ở đây chính là lượng hóa trị được thực hiện. Trong nhóm điều trị tiêu chuẩn, 27,9% bệnh nhân đã trải qua hóa trị, trong khi ở nhóm điều trị có hướng dẫn ctDNA chỉ có 15,3 người phải làm như vậy. Con số này gần như gấp đôi số bệnh nhân đã trải qua hóa trị (vốn không làm tăng tỷ lệ sống sót hoặc giảm tái phát khối u).
Các nhà nghiên cứu - dẫn đầu bởi Walter và bác sĩ ung thư đường tiêu hóa Jeanne Tie của Viện Eliza Hall - đã nói rằng, tỷ lệ tái phát thấp ở những bệnh nhân dương tính với ctDNA đã được hóa trị cho thấy lợi ích từ liệu pháp bổ trợ. Họ cũng hy vọng ctDNA có thể là một chỉ số hữu ích cho cách điều trị các loại ung thư khác, các giai đoạn khác của ung thư ruột kết. Hiện nhóm đang nghiên cứu ung thư ruột kết giai đoạn đầu và tuyến tụy giai đoạn III, để xem liệu ctDNA cũng có thể giúp ích cho điều đó.
Một trong các nhà nghiên cứu cho biết rằng y học sẽ có những cơ hội để thay đổi thực hành lâm sàng. Sử dụng ctDNA để hướng dẫn điều trị là một bước tiến lớn mang đến nhiều lợi ích về sức khỏe và tinh thần cho bệnh nhân ung thư, vốn hầu hết được chỉ định hóa trị.


>>> Thuốc chữa ung thư trực tràng.
Nguồn sciencealert
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top