Khôi Nguyên
Moderator
Nhiều nghi vấn được đặt ra, cho rằng việc làm mưa nhân tạo có thể đã gây ra mưa lớn tại Dubai. Làm mưa nhân tạo là một quá trình trong đó các chất hóa học được cấy vào các đám mây để tăng lượng mưa trong môi trường khan hiếm nước.
Xe hơi của người dân bị ngã nghiêng vì mưa bão và ngập lụt tại Dubai (UAE)
Dù đã tồn tại vài thập kỷ, công nghệ gieo mây vẫn gây tranh cãi trong cộng đồng thời thời tiết, nhất là sau trận đại hồng thủy làm ngập Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Chưa có báo cáo nào về loại ngập lụt hoành hành ở UAE hôm 16/4. Nhiều phương tiện truyền thông đổ lỗi nguyên nhân gây ra lũ lụt cho hoạt động gieo mây mà Dubai thường xuyên tiến hành để giải quyết nhu cầu nước sạch. Theo Ahmed Habib, chuyên gia ở Trung tâm khí tượng quốc gia (NCM), UAE tiến hành hoạt động gieo mây vài ngày trước trận mưa. Máy bay được triển khai từ sân bay Al Ain để tác động tới những đám mây đối lưu hình thành trong vùng, theo Interesting Engineering.
Thành phố Dubai tê liệt hoàn toàn sau trận mưa lớn khiến khu vực ghi nhận lượng mưa bằng cả năm chỉ trong 24 giờ. Các trường học đóng cửa và nhân viên được yêu cầu làm việc từ xa sau khi bãi đỗ xe dưới lòng đất bị ngập. Dịch vụ tàu điện ngầm cũng bị gián đoạn do trận mưa kéo dài hai ngày. Sân bay quốc tế Dubai, một trong những sân bay tấp nập nhất thế giới, đối mặt ảnh hưởng hoạt động nghiêm trọng với các chuyến bay phải chuyển hướng hoặc chậm trễ vài giờ. Thiệt hại không chỉ giới hạn ở Dubai. Đường phố ở thủ đô Abu Dhabi cũng bị ngập trong khi một người đàn ông 70 tuổi bị thiệt mạng do xe của ông gặp phải lũ quét ở Ras Al Khaimah.
Các nhà khí tượng học và nhà khoa học khí hậu cho biết trận mưa lớn nhất 75 năm này giống như hệ quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Một cách để biết chắc chắn sự kiện không liên quan đến gieo mây là có dự đoán từ nhiều ngày trước. Nhà nghiên cứu khoa học khí quyển Tomer Burg cho biết mô hình vi tính dự đoán về lượng mưa vài chục cm trước đó 6 ngày, bằng lượng mưa cả năm ở UAE.
Những chiếc xe ngập trong biển nước trên đường phố Dubai sau trận mưa lớn
Nhiều người đổ lỗi cho công nghệ gieo mây cũng là những người phủ nhận biến đổi khí hậu đang diễn ra. "Khi chúng ta nói về mưa lớn, chúng ta cần nói về biến đổi khí hậu. Tập trung vào công nghệ gieo mây sẽ gây nhầm lẫn", nhà khoa học khí hậu Friederike Otto ở Đại học Hoàng gia London, chia sẻ. "Mưa đang trở nên dữ dội hơn nhiều trên khắp thế giới do khí hậu ấm lên vì khí quyển ấm có thể chứa nhiều hơi ẩm hơn".
Mây cần những giọt nước hoặc băng nhỏ li ti gọi là nhân để tạo ra mưa. Phương pháp biến đổi thời tiết sử dụng máy bay và súng bắn trên mặt đất để phun các hạt vào đám mây nhằm tạo ra nhiều nhân hơn, qua đó tăng độ ẩm và thúc đẩy nước rơi xuống dưới dạng tuyết và mưa. Thông thường, nhà chức trách sử dụng iot bạc, đá khô hoặc nhiều vật liệu khác. Công nghệ gieo mây được ứng dụng lần đầu tiên vào thập niên 1940, trở nên phổ biến ở Mỹ trong thập niên 1960, chủ yếu để tạo tuyết. Cách này không thể tạo mưa khi trời quang, các hạt phải được bắn vào đám mây bão đã có sẵn hơi ẩm để nước rơi xuống.
Tuy nhiên, giới khoa học không biết chính xác công nghệ gieo mây hiệu quả đến đâu. Phương pháp có vẻ hợp lý về mặt lý thuyết, nhưng kết quả nhỏ đến mức các nhà nghiên cứu không thể nhất trí liệu nói công nghệ gieo mây thực sự hiệu quả có đúng hay không. Những lực trong khí quyển quá to lớn và hỗn loạn đến mức gieo mây "quá nhỏ về mặt quy mô để tạo ra thay đổi", Maue nói.
Xe hơi bị "nuốt chửng" trong lũ lụt sau mưa lớn ở Dubai vào ngày 17-4
Theo Bloomberg, UAE đã sử dụng công nghệ gieo mây từ năm 2002 và chưa bao giờ gặp tai họa ngập lụt trong hai thập kỷ qua. Giới chuyên gia chắc chắn công nghệ gieo mây không bị lỗi trong lần này bởi Dubai tiến hành khoảng 300 hoạt động như vậy mỗi năm. NCM cũng khẳng định họ không tiến hành gieo mây vào ngày trận bão ập đến. Dù gieo mây có vẻ giống thắng lợi của con người trước tự nhiên, công nghệ này chỉ có thể tăng lượng mưa thêm 25%. Nói cách khác, sự can thiệp của con người không thể tạo ra mưa khi đám mây mưa không xuất hiện trên bầu trời. Ngay cả khi lượng mưa tăng lên ở Dubai, vai trò của công nghệ gieo mây tương đối nhỏ.
Theo Wired, gieo mây có ảnh hưởng rất cục bộ. Phần lớn hoạt động gieo mây ở UAE được tiến hành ở các vùng phía đông, cách xa Dubai, nơi trận mưa lớn xảy ra. Oman cũng trải qua mưa lớn, dù không tiến hành bất cứ hoạt động gieo mây nào.
Ba hệ thống áp suất thấp hình thành một chuỗi cơn bão di chuyển chậm dọc theo dòng tia, luồng khí chuyển động nhanh ở độ cao lớn, hướng tới vịnh Ba Tư, theo nhà khoa học khí hậu Michael Mann ở Đại học Pennsylvania.
UAE nằm ở khu vực Trung Đông không có nhiều bão, nhưng khi bão xuất hiện, đó là những trận bão lớn vượt xa ở Mỹ, theo Maue. Những trận bão nhiệt đới khổng lồ như thế này "không phải sự kiện hiếm gặp ở Trung Đông", giáo sư khí tượng Suzanne Gray ở Đại học Reading, cho biết. Một nghiên cứu gần đây phân tích gần 100 sự kiện tương tự ở phía nam bán đảo Arab từ năm 2000 đến năm 2020, phần lớn rơi vào tháng 3 và 4, bao gồm trận bão vào tháng 3/2016 trút gần 24 cm nước mưa xuống Dubai trong vòng vài giờ.
Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) vừa trải qua trận mưa lớn nhất trong 75 năm
Theo Reuters, cơn bão ban đầu tràn qua Oman hôm 14/4 trước khi tới UAE hôm 16/4, gây mất điện, gián đoạn các chuyến bay và biến đường cao tốc thành sông. Tại UAE, lượng mưa kỷ lục 254 mm được ghi nhận ở Al Ain, thành phố giáp biên giới Oman. Đây là lượng mưa lớn nhất trong vòng 24 giờ từ khi kỷ lục bắt đầu năm 1949.
Nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy thời gian xảy ra bão mạnh tăng đáng kể ở đông nam bán đảo Arab. Những sự kiện cực đoan như vậy có thể tác động lớn hơn trong khi thế giới ấm lên. Tuy công nghệ gieo mây có hiệu quả, các nhà khoa học cho rằng nó không tạo ra ảnh hưởng lớn.
Dubai bị ngập lụt do không được xây dựng để xử lý lượng mưa quá lớn. Thành phố sa mạc đang tìm cách tăng nguồn cung cấp nước ngọt không xây cống thoát nước để dẫn nước khi mưa nặng hạt. Thành phố được xây bằng bê tông và kính, không có cơ sở hạ tầng để hấp thụ nước dư thừa. Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, tình trạng những thành phố lớn bị ngập khi mưa lớn liên tục rất phổ biến, trong đó có Dubai. Đây là một sự kiện cảnh tỉnh chứng minh cơ sở hạ tầng đô thị cần được thiết kế lại nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
"Chắc chắn nguyên nhân không phải công nghệ gieo mây", nhà khí tượng Ryan Maue, cựu giám đốc khoa học ở Cục đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ, cho biết. "Nếu điều đó xảy ra với công nghệ gieo mây, cả UAE sẽ ngập nước mọi lúc".
>> Trung Quốc xây dựng “máy làm mưa”, có thể tạo ra 10 tỷ tấn nước mưa nhân tạo
Dù đã tồn tại vài thập kỷ, công nghệ gieo mây vẫn gây tranh cãi trong cộng đồng thời thời tiết, nhất là sau trận đại hồng thủy làm ngập Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).
Chưa có báo cáo nào về loại ngập lụt hoành hành ở UAE hôm 16/4. Nhiều phương tiện truyền thông đổ lỗi nguyên nhân gây ra lũ lụt cho hoạt động gieo mây mà Dubai thường xuyên tiến hành để giải quyết nhu cầu nước sạch. Theo Ahmed Habib, chuyên gia ở Trung tâm khí tượng quốc gia (NCM), UAE tiến hành hoạt động gieo mây vài ngày trước trận mưa. Máy bay được triển khai từ sân bay Al Ain để tác động tới những đám mây đối lưu hình thành trong vùng, theo Interesting Engineering.
Thành phố Dubai tê liệt hoàn toàn sau trận mưa lớn khiến khu vực ghi nhận lượng mưa bằng cả năm chỉ trong 24 giờ. Các trường học đóng cửa và nhân viên được yêu cầu làm việc từ xa sau khi bãi đỗ xe dưới lòng đất bị ngập. Dịch vụ tàu điện ngầm cũng bị gián đoạn do trận mưa kéo dài hai ngày. Sân bay quốc tế Dubai, một trong những sân bay tấp nập nhất thế giới, đối mặt ảnh hưởng hoạt động nghiêm trọng với các chuyến bay phải chuyển hướng hoặc chậm trễ vài giờ. Thiệt hại không chỉ giới hạn ở Dubai. Đường phố ở thủ đô Abu Dhabi cũng bị ngập trong khi một người đàn ông 70 tuổi bị thiệt mạng do xe của ông gặp phải lũ quét ở Ras Al Khaimah.
Các nhà khí tượng học và nhà khoa học khí hậu cho biết trận mưa lớn nhất 75 năm này giống như hệ quả của biến đổi khí hậu do con người gây ra. Một cách để biết chắc chắn sự kiện không liên quan đến gieo mây là có dự đoán từ nhiều ngày trước. Nhà nghiên cứu khoa học khí quyển Tomer Burg cho biết mô hình vi tính dự đoán về lượng mưa vài chục cm trước đó 6 ngày, bằng lượng mưa cả năm ở UAE.
Nhiều người đổ lỗi cho công nghệ gieo mây cũng là những người phủ nhận biến đổi khí hậu đang diễn ra. "Khi chúng ta nói về mưa lớn, chúng ta cần nói về biến đổi khí hậu. Tập trung vào công nghệ gieo mây sẽ gây nhầm lẫn", nhà khoa học khí hậu Friederike Otto ở Đại học Hoàng gia London, chia sẻ. "Mưa đang trở nên dữ dội hơn nhiều trên khắp thế giới do khí hậu ấm lên vì khí quyển ấm có thể chứa nhiều hơi ẩm hơn".
Mây cần những giọt nước hoặc băng nhỏ li ti gọi là nhân để tạo ra mưa. Phương pháp biến đổi thời tiết sử dụng máy bay và súng bắn trên mặt đất để phun các hạt vào đám mây nhằm tạo ra nhiều nhân hơn, qua đó tăng độ ẩm và thúc đẩy nước rơi xuống dưới dạng tuyết và mưa. Thông thường, nhà chức trách sử dụng iot bạc, đá khô hoặc nhiều vật liệu khác. Công nghệ gieo mây được ứng dụng lần đầu tiên vào thập niên 1940, trở nên phổ biến ở Mỹ trong thập niên 1960, chủ yếu để tạo tuyết. Cách này không thể tạo mưa khi trời quang, các hạt phải được bắn vào đám mây bão đã có sẵn hơi ẩm để nước rơi xuống.
Tuy nhiên, giới khoa học không biết chính xác công nghệ gieo mây hiệu quả đến đâu. Phương pháp có vẻ hợp lý về mặt lý thuyết, nhưng kết quả nhỏ đến mức các nhà nghiên cứu không thể nhất trí liệu nói công nghệ gieo mây thực sự hiệu quả có đúng hay không. Những lực trong khí quyển quá to lớn và hỗn loạn đến mức gieo mây "quá nhỏ về mặt quy mô để tạo ra thay đổi", Maue nói.
Theo Bloomberg, UAE đã sử dụng công nghệ gieo mây từ năm 2002 và chưa bao giờ gặp tai họa ngập lụt trong hai thập kỷ qua. Giới chuyên gia chắc chắn công nghệ gieo mây không bị lỗi trong lần này bởi Dubai tiến hành khoảng 300 hoạt động như vậy mỗi năm. NCM cũng khẳng định họ không tiến hành gieo mây vào ngày trận bão ập đến. Dù gieo mây có vẻ giống thắng lợi của con người trước tự nhiên, công nghệ này chỉ có thể tăng lượng mưa thêm 25%. Nói cách khác, sự can thiệp của con người không thể tạo ra mưa khi đám mây mưa không xuất hiện trên bầu trời. Ngay cả khi lượng mưa tăng lên ở Dubai, vai trò của công nghệ gieo mây tương đối nhỏ.
Theo Wired, gieo mây có ảnh hưởng rất cục bộ. Phần lớn hoạt động gieo mây ở UAE được tiến hành ở các vùng phía đông, cách xa Dubai, nơi trận mưa lớn xảy ra. Oman cũng trải qua mưa lớn, dù không tiến hành bất cứ hoạt động gieo mây nào.
Ba hệ thống áp suất thấp hình thành một chuỗi cơn bão di chuyển chậm dọc theo dòng tia, luồng khí chuyển động nhanh ở độ cao lớn, hướng tới vịnh Ba Tư, theo nhà khoa học khí hậu Michael Mann ở Đại học Pennsylvania.
UAE nằm ở khu vực Trung Đông không có nhiều bão, nhưng khi bão xuất hiện, đó là những trận bão lớn vượt xa ở Mỹ, theo Maue. Những trận bão nhiệt đới khổng lồ như thế này "không phải sự kiện hiếm gặp ở Trung Đông", giáo sư khí tượng Suzanne Gray ở Đại học Reading, cho biết. Một nghiên cứu gần đây phân tích gần 100 sự kiện tương tự ở phía nam bán đảo Arab từ năm 2000 đến năm 2020, phần lớn rơi vào tháng 3 và 4, bao gồm trận bão vào tháng 3/2016 trút gần 24 cm nước mưa xuống Dubai trong vòng vài giờ.
Theo Reuters, cơn bão ban đầu tràn qua Oman hôm 14/4 trước khi tới UAE hôm 16/4, gây mất điện, gián đoạn các chuyến bay và biến đường cao tốc thành sông. Tại UAE, lượng mưa kỷ lục 254 mm được ghi nhận ở Al Ain, thành phố giáp biên giới Oman. Đây là lượng mưa lớn nhất trong vòng 24 giờ từ khi kỷ lục bắt đầu năm 1949.
Nghiên cứu vào năm 2021 cho thấy thời gian xảy ra bão mạnh tăng đáng kể ở đông nam bán đảo Arab. Những sự kiện cực đoan như vậy có thể tác động lớn hơn trong khi thế giới ấm lên. Tuy công nghệ gieo mây có hiệu quả, các nhà khoa học cho rằng nó không tạo ra ảnh hưởng lớn.
Dubai bị ngập lụt do không được xây dựng để xử lý lượng mưa quá lớn. Thành phố sa mạc đang tìm cách tăng nguồn cung cấp nước ngọt không xây cống thoát nước để dẫn nước khi mưa nặng hạt. Thành phố được xây bằng bê tông và kính, không có cơ sở hạ tầng để hấp thụ nước dư thừa. Trong hoàn cảnh biến đổi khí hậu, tình trạng những thành phố lớn bị ngập khi mưa lớn liên tục rất phổ biến, trong đó có Dubai. Đây là một sự kiện cảnh tỉnh chứng minh cơ sở hạ tầng đô thị cần được thiết kế lại nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
"Chắc chắn nguyên nhân không phải công nghệ gieo mây", nhà khí tượng Ryan Maue, cựu giám đốc khoa học ở Cục đại dương và khí quyển quốc gia Mỹ, cho biết. "Nếu điều đó xảy ra với công nghệ gieo mây, cả UAE sẽ ngập nước mọi lúc".
>> Trung Quốc xây dựng “máy làm mưa”, có thể tạo ra 10 tỷ tấn nước mưa nhân tạo