Công nhân Samsung biểu tình vì đóng cửa một cơ sở đóng tàu ở Trung Quốc

Thua lỗ 6 năm liền buộc Samsung phải xem xét lại tái cơ cấu và cải thiện hiệu suất. Trong đó, đóng cửa những cơ sở hoạt động kém hiệu quả là một phương án.
Theo Nikkei, các công nhân phản đối quyết định đột ngột của Samsung Heavy Industries, đóng cửa nhà máy đóng tàu Ningbo 26 năm tuổi ở miền đông Trung Quốc. Công ty Hàn Quốc rút lui do hoạt động của cơ sở này mang lại lợi nhuận thấp. Những người biểu tình yêu cầu mức bồi thường cao hơn từ Samsung Heavy Industries.
Samsung Heavy Industries (công ty đóng tàu lớn thứ 3 trên thế giới) có kế hoạch sa thải nhân viên và đóng cửa hoạt động vào cuối năm. Các video clip được chia sẻ trên mạng xã hội cho thấy, hàng nghìn công nhân đã tập trung tại công trường, đòi thêm tiền trợ cấp thôi việc. Trong một bức thư gửi cho nhân viên, công ty cho biết đại dịch COVID-19 đã gây ra khó khăn nghiêm trọng cho việc kinh doanh.
Công nhân Samsung biểu tình vì đóng cửa một cơ sở đóng tàu ở Trung Quốc
Việc đóng cửa cơ sở này tạo ra một cơn ‘địa chấn’ trong ngành đóng tàu châu Á. Kể từ năm 2019, Chính phủ Hàn Quốc đã lên kế hoạch phục hồi ngành đóng tàu và vận tải biển của đất nước. Họ đã thúc đẩy sự hợp nhất của Hyundai Heavy Industries và Daewoo Shipbuilding để tạo ra công ty đóng tàu lớn nhất thế giới. Nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển Clarksons PLC ước tính Hàn Quốc đang trên đà vượt Trung Quốc về đơn đặt hàng đóng tàu trong nửa cuối năm nay.
Trong khi đó, Bắc Kinh đang theo đuổi các chính sách củng cố khu vực quốc doanh để tăng cường tính cạnh tranh trên toàn cầu. Tập đoàn Đóng tàu Nhà nước Trung Quốc (CSSC) và Tập đoàn Công nghiệp Đóng tàu Trung Quốc (CSIC), hai tập đoàn đóng tàu quốc doanh lớn nhất của nước này, đang kết hợp để thành lập Tập đoàn Vận tải biển Trung Quốc theo một kế hoạch tái cơ cấu đã được nước này phê duyệt.
Ningbo của Samsung được thành lập vào năm 1995, là nhà máy đóng tàu đầu tiên ở Trung Quốc do gã khổng lồ Hàn Quốc đầu tư. Đây cũng là công ty đóng tàu 100% vốn nước ngoài đầu tiên ở Trung Quốc. Vào thời kỳ đỉnh cao, cơ sở có 4.800 nhân viên với công suất đóng tàu hàng năm gần 300.000 tấn. Nhà máy này sản xuất các khối tàu, hoặc mô-đun sau này được lắp ráp tại Hàn Quốc thành tàu hoàn chỉnh.
Samsung Heavy Industries từ lâu đã xem xét rút khỏi khoản đầu tư tại Ningbo. Một năm trước, công ty đã bắt tay vào việc chuyển hoạt động sản xuất khối tàu trở lại Hàn Quốc.
Công nhân Samsung biểu tình vì đóng cửa một cơ sở đóng tàu ở Trung Quốc
Samsung Heavy Industries đã thua lỗ trong sáu năm liên tiếp. Đối với năm 2021, công ty đặt mục tiêu 7,8 tỷ USD đơn đặt hàng đóng tàu mới, cho biết kỳ vọng đạt được 6,35 tỷ USD doanh thu hoạt động hợp nhất, tăng từ 6,86 nghìn tỷ won của năm 2020.
Nguyên liệu được sử dụng tại nhà máy đóng tàu Ningbo ban đầu được nhập khẩu từ Hàn Quốc theo một thỏa thuận miễn thuế giữa 2 nước. Các mô-đun tàu hoàn thiện đã được xuất khẩu sang các nhà máy đóng tàu của Samsung ở Hàn Quốc để lắp ráp. Theo mô hình này, hoạt động tại Ningbo đã tạo ra lợi nhuận cao cho Samsung.
Tuy nhiên, chính quyền sở tại yêu cầu một tỷ lệ vật liệu nhất định phải được mua ở Trung Quốc, thúc giục nhà máy này đóng tàu hoàn thiện sản phẩm thay vì chỉ 1 phần con tàu như trước. Yêu cầu của chính quyền dẫn đến lợi nhuận Samsung giảm dần. Ngày càng kém hiệu quả!
Trong lá thư gửi nhân viên, Samsung hứa sẽ bồi thường kinh tế đầy đủ. Theo đề xuất của mình, Samsung sẽ trả một tháng lương cho những nhân viên làm việc đủ 1 năm, cộng thêm một tháng lương và hỗ trợ tái tuyển dụng tương đương với hai tháng lương (họ gọi đây là kế hoạch bồi thường “N + 3”).
Tuy nhiên, nhiều nhân viên đã làm việc tại nhà máy đóng tàu Ningbo hơn 10 năm cho biết, họ không hài lòng với kế hoạch N + 3. Nhiều người trong số họ bị suy giảm thính lực, gặp vấn đề về lưng, chấn thương đầu gối, hít phải quá nhiều benzen và các bệnh nghề nghiệp khác. Tình trạng thường thấy trong ngành công nghiệp nặng. Họ nghĩ rằng tiêu chuẩn bồi thường quá thấp.
Samsung vẫn còn một số lô tàu đang được hoàn thành tại nhà máy đóng tàu Ningbo, nhưng các công nhân đang tiến hành đình công. Một số thiết bị tại cơ sở không còn cần thiết đang được tháo dỡ và chuyển đến một nhà máy đóng tàu khác của Samsung ở Rongcheng, tỉnh Sơn Đông.
Cơ sở đóng tàu của Samsung ở Ningbo nằm trong khu công nghiệp hóa chất. Chính quyền địa phương đang điều chỉnh các chính sách của mình để thúc đẩy ngành công nghiệp hóa chất. Nhiều công ty hóa chất đang quan tâm đến diện tích 200 mẫu Anh đang được sử dụng bởi nhà máy của Samsung. Chính quyền địa phương cũng hy vọng sẽ thu hút được các ngành công nghiệp sẽ tạo ra nhiều nguồn thu thuế hơn.
Samsung đã tổ chức các cuộc đàm phán sáp nhập với một công ty đóng tàu khác của Trung Quốc, nhưng các bên không đạt được thỏa thuận vì các vấn đề thương hiệu.
Chính quyền địa phương đã ký một thỏa thuận với Samsung để lấy lại đất của nhà máy đóng tàu. Vào tháng 8, chính phủ cho biết họ đang tiếp quản khu đất này như một phần của kế hoạch làm sạch Khu công nghiệp hóa chất Qingzhi. Nguyên nhân là một số doanh nghiệp phi hóa học trong khu công nghiệp này không phù hợp với chính sách công nghiệp quốc gia hiện tại và tiềm ẩn nguy cơ an toàn đáng kể.
Nguồn: Nikkei
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga
Thành viên mới đăng
Top