Công ty Anh "cầu cứu" Elon Musk sau khi Nga từ chối cung cấp tên lửa

Nhà cung cấp Internet từ không gian OneWeb cho biết họ sẽ tiếp tục phóng vệ tinh của mình lên tên lửa của đối thủ cạnh tranh SpaceX, với vụ phóng đầu tiên dự kiến được thực hiện trong năm nay. Thỏa thuận này được ký sau khi nhà cung cấp thiết bị phóng ban đầu của OneWeb, tập đoàn không gian nhà nước Roscosmos của Nga, từ chối phóng vệ tinh của công ty. Nguyên nhân được cho là phía Nga đã buộc OneWeb phải thực hiện một số yêu cầu từ họ.
Công ty OneWeb của Anh hiện đang trong quá trình xây dựng một chòm sao khổng lồ gồm 648 vệ tinh trong quỹ đạo thấp của Trái đất để cung cấp phạm vi phủ sóng Internet băng thông rộng cho khách hàng trên khắp hành tinh. Kế hoạch này được so sánh với sáng kiến Starlink của SpaceX, nhằm mục đích phóng hàng chục nghìn vệ tinh để cung cấp phạm vi phủ sóng Internet băng thông rộng toàn cầu.
Cho đến thời điểm hiện tại, OneWeb đã phóng thành công 428 vệ tinh của mình, tất cả đều được phóng độc quyền trên tên lửa Soyuz của Nga, nằm trong chương trình thỏa thuận hợp tác với nhà cung cấp bệ phóng châu Âu Arianespace. OneWeb đã được thiết lập để phóng một loạt 36 vệ tinh khác trên một tên lửa Soyuz vào sáng sớm ngày 5 tháng 3 từ Kazakhstan. Tuy nhiên, sau chiến dịch quân sự của Nga được bắt đầu, kế hoạch của OneWeb đã rơi vào tình trạng hỗn loạn do bên Roscosmos bắt đầu trả đũa bằng nhiều cách khác nhau nhằm tỏ thái độ chống lại các lệnh trừng phạt của Vương quốc Anh và các quốc gia khác đối với Nga.

Công ty Anh cầu cứu Elon Musk sau khi Nga từ chối cung cấp tên lửa
Chỉ vài ngày trước khi vụ phóng dự kiến được tiến hành, Dmitry Rogozin, người đứng đầu Roscosmos, yêu cầu Nga chỉ phóng vệ tinh của OneWeb nếu công ty hứa rằng phi thuyền sẽ không được sử dụng cho mục đích quân sự. Rogozin cũng yêu cầu chính phủ Anh rút toàn bộ cổ phần của mình trong OneWeb. Vương quốc Anh đã đầu tư khoảng 500 triệu đô la vào OneWeb vào năm 2020, nhằm cứu công ty khỏi bờ vực phá sản và chính phủ Anh đã trở thành cổ đông lớn cùng với công ty viễn thông Ấn Độ Bharti Global.
Cả OneWeb và Vương quốc Anh từ chối tuân theo các yêu cầu phía Nga, do vậy công ty cũng buộc phải đình chỉ tất cả các vụ phóng vệ tinh của mình từ Kazakhstan. Roscosmos đã quay đầu tên lửa Soyuz mang theo 36 vệ tinh OneWeb từ bệ phóng của nó, và các vệ tinh này hiện vẫn chưa được đưa trở lại OneWeb. Công ty không chắc chắn điều gì đã xảy ra với tàu vũ trụ hoặc liệu chúng có bao giờ được trả lại cho họ hay không.
Khó khăn lớn nhất của OneWeb chính là họ không thể có bất kỳ lựa chọn tức thời nào để đưa 220 vệ tinh còn lại của mình vào quỹ đạo. Hiện tại, có vẻ như SpaceX đang tỏ thiện ý hợp tác và sẵn sàng giúp đỡ họ, mặc dù các điều khoản chính thức của thỏa thuận vẫn còn trong vòng "bí mật."
Giám đốc điều hành OneWeb cho biết trong một tuyên bố về thông tin: "Chúng tôi cảm ơn SpaceX vì sự hỗ trợ của họ, điều này phản ánh tầm nhìn chung của chúng tôi về tiềm năng vô biên của không gian. Với những kế hoạch phóng này, chúng tôi đang trên đà hoàn thành việc xây dựng đội vệ tinh đầy đủ của mình và cung cấp kết nối mạnh mẽ, nhanh chóng, an toàn trên toàn cầu."
Động thái hợp tác này được cho là "có vẻ kỳ lạ" vì SpaceX và OneWeb thường được coi là đối thủ cạnh tranh trực tiếp. Tuy vậy, một vài chuyên gia nhận định 2 phía hoạt động với 2 mục tiêu khác nhau: SpaceX tập trung hơn vào việc phục vụ khách hàng cá nhân và OneWeb tập trung vào việc bán dịch vụ của mình cho các chính phủ.
Trong khi SpaceX đã bắt đầu triển khai dịch vụ Starlink cho khách hàng ở Mỹ và các quốc gia khác, OneWeb chủ yếu vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm với chòm sao của mình. OneWeb đã kích hoạt dịch vụ phía trên vĩ tuyến 50 về phía bắc và công ty mới chỉ bắt đầu quá trình thử nghiệm ở Alaska và Canada. OneWeb đã và đang thực hiện các thỏa thuận với nhiều công ty và chính phủ khác nhau để phân phối dịch vụ của mình.
Nguồn
Theverge
 


Đăng nhập một lần thảo luận tẹt ga

Gợi ý cộng đồng

Top